Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017 quy định nhiều điểm mới về Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp đại sứ quán, đại diện chính thức của nguyên thủ quốc gia, do nguyên thủ quốc gia đề cử và giới thiệu bằng thư ủy nhiệm.
Ngoài các tiêu chuẩn cơ bản của thành viên cơ quan đại diện, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sau đây:
- Có trình độ đại học trở lên; có trình độ lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại; sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công tác;
- Nắm vững và có năng lực tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; có năng lực tổ chức, điều hành, tập hợp, đoàn kết nội bộ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm quản lý, công tác trong lĩnh vực đối ngoại; đã có thời gian giữ chức vụ phó vụ trưởng hoặc tương đương trở lên;
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong độ tuổi đủ để hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ công tác, trừ trường hợp đặc biệt, căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân, do Chính phủ quy định.
Thêm vào đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền còn được xem xét là người đứng đầu các cơ quan đại diện sau:
- Người đứng đầu cơ quan đại diện tại Liên hợp quốc là Đại diện thường trực và có chức vụ ngoại giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế khác là Đại diện thường trực, Quan sát viên thường trực hoặc Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế và có chức vụ ngoại giao Đại sứ hoặc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Song song là quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử, triệu hồi Đặc sứ mệnh toàn quyền càng nghiêm ngặt hơn:
Về các hỗ trợ, ưu đãi: Bổ sung thêm chế độ cho thành viên cơ quan đại diện:
- Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan đại diện được hỗ trợ một phần học phí tại quốc gia tiếp nhận và chi phí mua bảo hiểm khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra, nhiệm kỳ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền có thể kéo dài thêm 03 tháng trong trường hợp cần thiết do yêu cầu đối ngoại.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao có trách nhiệm: “Quyết định kéo dài nhiệm kỳ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong thời gian không quá 03 tháng; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài nhiệm kỳ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trên 03 tháng trong trường hợp cần thiết do yêu cầu đối ngoại và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”.
Như vậy, ngoài việc phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn để được cử, bổ nhiệm thì Đại sứ đặc mệnh toàn quyền cũng được hưởng thêm nhiều trợ cấp và ưu đãi mới so với quy định trước đây.
Xem chi tiết Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018.