Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện gồm những điều kiện nào? – Quỳnh Giao (Gia Lai)
- Hướng dẫn triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Nguyên tắc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện
- Các bệnh viện phải tổ chức hoạt động dinh dưỡng gắn với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.
- Người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú đều được sàng lọc yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng; đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú đều được sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
- Người bệnh được chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của mình.
- Bác sỹ điều trị, bác sỹ khoa dinh dưỡng là người quyết định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
- Người làm công tác dinh dưỡng phải có trình độ chuyên môn về dinh dưỡng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
(Điều 2 Thông tư 18/2020/TT-BYT)
2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện
Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện bao gồm:
(1) Cơ cấu tổ chức về dinh dưỡng
- Tổ chức hoạt động dinh dưỡng:
Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện, việc thành lập khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng trong khối lâm sàng của bệnh viện được thực hiện như sau:
+ Đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa Dinh dưỡng. Mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng.
+ Đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh, nếu không thành lập được khoa Dinh dưỡng thì phải có bộ phận Dinh dưỡng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng làm việc toàn thời gian.
- Khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận sau đây:
+ Bộ phận tư vấn dinh dưỡng.
+ Bộ phận dinh dưỡng điều trị.
+ Bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng.
Nếu chưa có bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện để chế biến suất ăn ngay tại bệnh viện và tổ chức, cá nhân này phải chịu sự giám sát về chuyên môn và an toàn thực phẩm của khoa Dinh dưỡng.
(2) Người làm chuyên môn về dinh dưỡng
- Trưởng khoa Dinh dưỡng phải là người làm việc cơ hữu toàn thời gian về dinh dưỡng, bao gồm:
+ Bác sỹ y khoa hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo 6 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng.
+Dinh dưỡng viên có trình độ từ đại học trở lên nếu bệnh viện chưa có bác sỹ đáp ứng yêu cầu tại điểm a Khoản này.
- Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị là bác sỹ y khoa, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng lâm sàng hoặc dinh dưỡng viên.
(3) Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dinh dưỡng
- Bệnh viện phải bố trí cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động dinh dưỡng như sau:
+ Khoa dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng
+ Khu vực chế biến suất ăn, phòng ăn phải được thiết kế xây dựng, bố trí cách xa khu vực nhà đại thể, khu vực lưu giữ chất thải, giặt đồ, khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm và bảo đảm các điều kiện của pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Các khoa Nhi, Sơ sinh phải có khu vực pha sữa: Khu vực pha sữa có hướng dẫn cách pha sữa; nước nóng, lạnh; nước sạch, bồn rửa tay và dung dịch rửa tay.
(Điều 2 Thông tư 18/2020/TT-BYT)
3. Trách nhiệm của các chức danh chuyên môn về dinh dưỡng
- Trưởng khoa Dinh dưỡng hoặc người phụ trách bộ phận Dinh dưỡng:
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của khoa Dinh dưỡng quy định tại Điều 9 Thông tư này và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về việc tổ chức thực hiện chuyên môn dinh dưỡng trong bệnh viện.
+ Quản lý, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định chuyên môn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong bệnh viện.
+ Kiểm tra và yêu cầu các khoa lâm sàng thực hiện nghiêm chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh. Báo cáo Giám đốc bệnh viện các sai phạm của các cá nhân, các khoa, phòng trong việc thực hiện các quy định về dinh dưỡng trong bệnh viện.
+ Yêu cầu các đơn vị, cá nhân ngừng cung cấp dịch vụ dinh dưỡng nếu vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và báo cáo Giám đốc bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng nghiên cứu khoa học và các Hội đồng liên quan khác trong bệnh viện theo phân công của Giám đốc bệnh viện.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc bệnh viện.
- Nhiệm vụ của người làm chuyên môn về dinh dưỡng:
+ Khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh nội và ngoại trú.
+ Phối hợp với bác sỹ điều trị, bác sỹ khoa dinh dưỡng thực hiện khám, tư vấn cho người bệnh, chỉ định những trường hợp có bệnh lý về dinh dưỡng hoặc cần kết hợp điều trị bằng dinh dưỡng hoặc tham vấn cho bác sỹ điều trị chỉ định chế độ dinh dưỡng.
+ Xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người bệnh.
+ Hội chẩn với các khoa lâm sàng để can thiệp dinh dưỡng khi có yêu cầu.
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng và việc cung cấp chế độ dinh dưỡng theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho các đối tượng trong bệnh viện.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa.
(Điều 12 Thông tư 18/2020/TT-BYT)
Diễm My
- Từ khóa:
- hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện