Câu hát dân gian có được bảo hộ quyền tác giả?

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Vậy, những câu hát dân gian, điệu hò, bài vè có được bảo hộ quyền tác giả?

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2005Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ. Theo đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

- Truyện, thơ, câu đố;

- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

- Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Câu hát dân gian có được bảo hộ quyền tác giả? (Ảnh minh họa)

Câu hát dân gian có được bảo hộ quyền tác giả? (Ảnh minh họa)

Theo nội dung hướng dẫn tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP, các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được thể hiện dưới những dạng cụ thể như sau:

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian truyện, thơ, câu đố là các loại hình nghệ thuật ngôn từ;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian: Điệu hát, làn điệu âm nhạc; Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian;

Lưu ý: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nêu trên được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.

Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đồng thời, Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định trường hợp tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì phải dẫn chiếu xuất xứ, chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Theo đó, dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ được hiểu là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.

Như vậy, điệu hát dân gian cũng là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]
1010 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: [email protected]
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;