Mới đây, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV đã biểu quyết thông qua 07 Luật quan trọng. Mời Quý Khách hàng và Thành viên xem chi tiết 07 Luật dưới đây.
- Vi phạm hành chính nhiều lần có bị xử phạt về từng lần vi phạm?
- Chính thức: Tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến hết năm 2022
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm là 02 năm
Cập nhật: 07 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV (Ảnh minh họa)
1. Luật Biên phòng Việt Nam
Thực hiện Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 11/11/2020, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Biên Phòng Việt Nam. Theo đó, có 456/462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,61%) thông qua Luật Biên Phòng Việt Nam.
Luật Biên phòng Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
>>> Xem thêm: Quốc Hội thông qua Luật Biên phòng Việt Nam
2. Luật Cư trú
Chiều 13/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) với 449/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,15% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật gồm 7 chương, 38 điều quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú..
Quốc hội nhất trí quy định Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết 31/12/2022. Luật Cư trú 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2021
>>> Xem thêm: Quốc hội thông qua Luật Cư trú: Sổ hộ khẩu chỉ được dùng đến 2022
3. Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Chiều ngày 13/11/2020, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua luật, với đa số phiếu tán thành.
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) gồm 08 Chương và 74 Điều sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
>>> Xem thêm: Các hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Chiều 13/11/2020, với 446 đại biểu Quốc hội tán thành, đạt tỷ lệ 92,53%, Quốc hội đã thông qua toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trước khi thông qua toàn văn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 nội dung về không bổ sung biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước và quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
>>> Xem thêm: Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
5. Luật Thỏa thuận quốc tế
Chiều ngày 13/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế do Bộ Ngoại giao chủ trì soạn thảo với tỷ lệ nhất trí cao. Luật Thỏa thuận quốc tế được xây dựng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về công tác ký kết và thực hiện các văn bản hợp tác quốc tế, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.
>>> Xem thêm: Kỳ họp thứ 10: Quốc hội thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế
6. Luật Phòng, chống HIV/AIDS
Chiều 16/11/2020, với 100% ĐBQH có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Theo đó, Luật giảm độ tuổi được yêu cầu xét nghiệm HIV tự nguyện xuống 15 tuổi để bảo đảm phù hợp với tình trạng thực tế lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ hiện nay, giúp phát hiện, điều trị sớm và thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm ra cộng đồng. Bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin của người nhiễm HIV để phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, giám sát dịch tễ và phòng, ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV.
Luật Phòng, chống HIV/AIDS có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.
>>> Xem thêm: 100% ĐBQH thông qua Luật Phòng, chống HIV/AIDS
7. Luật Bảo vệ môi trường
Chiều 17/11/2020, với 443 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 91,91% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm 16 Chương, 171 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
Riêng nội dung về đánh giá sơ bộ tác động môi trường được quy định trong Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021, bao gồm 05 nội dung.
>>> Xem thêm: Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường
Lê Vy
- Từ khóa:
- Quốc hội Khóa XIV