Các loại phương tiện đo theo Luật Đo lường

Phương tiện đo lường là gì? Theo pháp luật hiện hành thì có những phương tiện đo lường nào? – Thùy Đoan (Phú Yên)

Các loại phương tiện đo theo Luật Đo lường (Hình từ internet)

1. Phương tiện đo là gì?

Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.

Trong đó:

- Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.

- Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.

- Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.

(Điều 3 Luật Đo lường 2011)

2. Các loại phương tiện đo

- Phương tiện đo nhóm 1: Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không thuộc phương tiện đo nhóm 2 được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.

- Phương tiện đo nhóm 2: Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

(Điều 16 Luật Đo lường 2011)

3. Yêu cầu đối với phương tiện đo

3.1. Yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo

- Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm.

- Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo.

- Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

3.2. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1

- Đáp ứng yêu tại mục 3.1.

- Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Đo lường 2011.

3.3. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2

- Đáp ứng yêu cầu tại mục 3.1.

- Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

+ Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu;

+ Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;

+ Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;

+ Kiểm định sau sửa chữa.

- Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Đo lường 2011.

- Việc kiểm định phương tiện đo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật Đo lường 2011.

(Điều 17, 18, 19 Luật Đo lường 2011)

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
4430 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;