Cá nhân, tổ chức hoạt động từ thiện phải lập và công khai báo cáo tài chính là nội dung tại Thông tư 41/2022/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán cho các hoạt động xã hội, từ thiện.
- Quy định về việc công khai đóng góp tự nguyện
- Đề xuất danh mục bệnh hiểm nghèo để tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện
- Hướng dẫn báo cáo tài chính của hoạt động từ thiện
Cá nhân, tổ chức hoạt động từ thiện phải lập và công khai báo cáo tài chính (Hình từ Internet)
Cụ thể, các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
Thực hiện việc nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, các cá nhân, tổ chức hoạt động xã hội, từ thiện phải thực hiện việc công khai báo cáo tài chính như sau:
- Báo cáo tài chính của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện phải được công khai theo quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP;
Đối với báo cáo tài chính của tổ chức đơn vị khác thực hiện công khai theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra, các tổ chức, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn vốn đóng góp tự nguyện phải thực hiện việc công khai các thông tin về vận động, tiếp nhận, phân phối, và sử dụng nguồn vốn đóng góp hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
- Việc công khai báo cáo tài chính năm phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập báo cáo tài chính.
(So với Thông tư 103/2018/TT-BTC, đã mở rộng thêm đối tượng áp dụng thay vì chỉ áp dụng đối với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” theo quy định hiện hành)
Xem thêm tại Thông tư 41/2022/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2022.
Quốc Đạt