11 Bộ luật, Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 (Phần 3)

Để nối tiếp 11 Bộ luật, Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 tại Phần 1 và 2 Thư Ký Luật xin gửi tới Quý Thành viên và Bạn đọc thêm 03 Luật mới tại bài viết dưới đây.

11 Bộ luật, Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 (Phần 3)

11 Bộ luật, Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 (Hình minh họa)

9. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020

Ngày 19/6/2020, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 chính thức được Quốc hội ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Tại Luật này có một số quy định đáng chú ý như sau:

- Thêm 03 trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

- Bổ sung nhiều loại văn bản vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

- Không ban hành TTLT giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong các trường hợp sau đây:

+ Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành.

+ Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt”.

- Bổ sung thêm trách nhiệm của Hội đồng dân tộc trong thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

-…

10. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

Quốc hội chính thức ký ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, với nhiều nội dung đáng chú ý như sau:

- Giới hạn lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP.

- Ấn định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của từng dự án thuộc từng lĩnh vực như sau:

+ Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực; thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; hạ tầng công nghệ thông tin.

+ Trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.

+ Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực y tế; giáo dục - đào tạo.

+ Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu trên không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án PPP.

- Thay đổi cách phân loại dự án PPP, cụ thể dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:

+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.

+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này.

+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

- Thay đổi quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP.

- Thay đổi quy định về tỉ lệ góp vốn của chủ sở hữu.

- …

11. Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020

Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 được ban hành ngày 19/6/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội 2014. Một số nội dung nổi bật được quy định tại Luật này như sau:

- Ấn định số lượng thành viên của phiên họp toàn thể Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. 

- Số lượng và danh sách đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, phê chuẩn.

-  Thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội: Không quản lý mà chỉ có chỉ đạo hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.

- Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội phải căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tiễn, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước mỗi kỳ họp Quốc hội để thảo luận, cho ý kiến về các dự án, đề án, báo cáo trước khi trình Quốc hội.

- Bổ sung thêm trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước:

+ Phê chuẩn kết quả bầu và việc cho thôi làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.

+ Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- …

Lê Hải

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
3058 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;