07 hành vi bị cấm đối với người cao tuổi theo pháp luật Việt Nam

Xin cho tôi hỏi các hành nào mà cá nhân, tổ chức bị cấm khi thực hiện với người cao tuổi? - Phú Đức (Đà Nẵng)

07 hành vi bị cấm đối với người cao tuổi theo pháp luật Việt Nam

07 hành vi bị cấm đối với người cao tuổi theo pháp luật Việt Nam (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Người cao tuổi là người bao nhiêu tuổi?

Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009, người cao tuổi được quy định là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

2. Các hành vi bị cấm đối với người cao tuổi

Cụ thể tại Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009, các hành vi bị cấm đối với người cao tuổi bao gồm:

(1) Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.

(2) Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.

(3) Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.

(4) Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.

(5) Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.

(6) Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.  

(7) Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.

3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi

Các cơ quan, gia đình và cá nhân phải có các trách nhiệm sau đây đối với người cao tuổi:

- Cơ quan tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi.

- Gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.  

- Cá nhân có trách nhiệm kính trọng và giúp đỡ người cao tuổi.

(Điều 5 Luật Người cao tuổi 2009)

4. Các hoạt động phát huy vai trò của người cao tuổi

Theo Điều 23 Luật Người cao tuổi 2009, Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ kinh nghiệm quý và phẩm chất tốt đẹp trong các hoạt động sau đây:

- Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên;

- Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng;

- Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ;

-Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật;

- Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp;

- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng;

- Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội;

- Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật;

- Các hoạt động xã hội khác vì lợi ích của Tổ chức và nhân dân.

5. Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi

Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi được quy định tại Điều 28 Luật Người cao tuổi 2009, cụ thể như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi; lồng ghép hoạt động về người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

Thanh Rin

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1007 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;