Đây là một trong những nội dung nổi bật được tại Nghị định 49/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hoà nhập cộng đồng.
Ảnh minh họa
Theo đó, trong khoảng thời gian hai tháng trước khi chấp hành xong án phạt tù, phạm nhân sẽ được tư vấn tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý. Việc tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:
- Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khoẻ, phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội.
- Tư vấn xoá bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng;
- Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề liên quan khác.
Trong quá trình giam giữ, các cơ sơ giam giữ có thể cho phạm nhân đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp tư vấn cho họ. Việc tư vấn có thể tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn theo nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn.
Có thể thấy so với quy định hiện hành, Nghị định 49/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/6/2020 đã có nhiều thay đổi trong nội dung tư vấn, ngoài những nội dung thiết yếu, liên quan đến các vấn đề đời sống xã hội như tình cảm, HNGĐ,… còn tập trung xoá bỏ mặc cảm, tự ti và xây dựng ý chí cho phạm nhân. Việc phạm nhân có một tâm lý tốt là mấu chốt để nâng cao chất lượng tái hoà nhập cộng đồng.
Lan Anh
- Từ khóa:
- Nghị định 49/2020/NĐ-CP