Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2015 đã quy định người thân che giấu tội phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định tại điều 398 của Bộ luật này.
Bộ luật hình sư 1999 quy định về hành vi che giấu tội phạm:
“Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.”
Theo đó, khi thỏa dấu hiệu về hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội và mặc dù không hứa hẹn trước nhưng khi biết tội phạm được thực hiện lại thực hiện việc che giấu đối với các tội được quy định tại khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự 1999 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội che giấu tội phạm mà không phân biệt chủ thể thực hiên.
Tuy nhiên, Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với việc che giấu tội phạm như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Theo đó, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm chỉ chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Trên thực tế, việc những người thân như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột thường che giấu hành vi phạm tội của con, em mình điều này được xem là dễ hiểu do những đạo lý truyền thống, văn hóa của người Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa những người ruột thịt trong gia đình, luôn bao bọc, chở che cho nhau là nguyên nhân dẫn đến hành vi trên.
Quy định trên thể hiện phần nào tính nhân đạo cùa nhà nước, có tính đến yếu tố khác như truyền thống đạo lý gia đình và mối quan hệ gắn bó giữa những người ruột thịt trong gia đình.
Linh Trang