Giữ tài sản do người khác trộm cắp mà có thì có được xem là đồng phạm?

Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xác định đồng phạm và hình phạt đối với hành vi phạm tội.

Những trường hợp được xem là đồng phạm

Theo Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đồng phạm:

- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

- Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

- Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Theo đó, trường hợp có hai người cố ý trở lên cùng thực hiện một hành vi phạm tội thì được xem là đồng phạm. Tùy vào nhiệm vụ, hành vi của mỗi người để xác định vai trò của người đó là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giữ tài sản do người khác trộm cắp mà có thì có được xem là đồng phạm?

Giữ tài sản do người khác trộm cắp mà có thì có được xem là đồng phạm

-Trường hợp người giữ tài sản và người thực hiện hành vi trộm cắp đã có kế hoạch với nhau từ trước như phân chia công việc, cất giấu tài sản, phân chia tài sản,… thì sẽ được xem là đồng phạm với hình thức phạm tội có tổ chức và vị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

...

34. Sửa đổi, bổ sung các khoản ... 2 ... Điều 173 như sau:

...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

…"

- Trường hợp người giữ tài sản không biết về hành vi của người phạm tội, không thỏa thuận, lên kế hoạch từ trước với người phạm tội. Không biết hành vi của mình là giúp sức cho người phạm tội thì không được xem là đồng phạm và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

Do đó, cần phải căn cứ vào việc người cất giữ tài sản có biết về hành vi phạm tội, có thỏa thuận, hứa hẹn, lên kế hoạch,… cùng người phạm tội hay không để xác định đồng phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

Nhựt Hào

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1506 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;