Đòi bồi thường án oan

Trong quá trình xét xử, thực thi luật pháp do thiếu chứng cứ, thủ tục tố tụng có sai sót…dẫn đến án oan là điều không thể tránh khỏi. Có những vụ án oan kéo dài cả thập kỷ như vụ “oan sai 10 năm Nguyễn Thành Chấn”, vụ án chấn động lòng người “ Huỳnh Văn Nén – án oan vườn điều” khi oan sai kéo dài suốt 17 năm…được coi là “đỉnh cao” trong oan sai ở Việt Nam.

Một vụ án oan thông thường dẫn đến rất nhiều hệ lụy, bên cạnh những thiệt hại về tài sản, sức khỏe cho người bị oan, thì việc kéo dài thủ tục tố tụng cũng gây lãng phí cho ngân sách nhà nước, hơn thế nữa là việc người dân mất niềm tin đối với pháp luật.

Khi phát hiện một vụ án bị xử oan, ngoài yêu cầu trả lại sự trong sạch cho người bị oan, thì việc bồi thường những thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án cũng được quy định chi tiết tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009. Theo đó:

Những loại thiệt hại được bồi thường mà Luật nêu ra gồm:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
  • Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
  • Thiệt hại về tinh thần
  • Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết

Đối với những thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, Điều 45 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 quy định bồi thường theo nguyên tắc:

  • Tài sản bị phát mãi, mất => Bồi thường vật cùng loại + hao mòn;
  • Tài sản bị hư hỏn -> Bồi thường chi phí sửa chữa, khôi phục hoặc bồi thường vật cùng loại khi không thể sửa chữa, phục hồi;
  • Tài sản không được sử dụng => Bồi thường thu nhập thực tế bị mất tính theo giá thị trường tại thời điểm thiệt hại xảy ra.
  • Các khoản tiền bị tịch thu, bị thi hành án, đặt để bảo đảm tại cơ quan thẩm quyền => Hoàn trả + lãi, tính từ ngày người bị thiệt hại nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, thi hành án, đặt tiền để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc ngày bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

Dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước ban hành ngày 03/6/2015 (Dự thảo Luật) gần đây cũng đề cập và mở rộng đối tượng bồi thường là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

  • ĐỐi với vật đặc tính theo quy định của Bộ Luật Dân sự  -> Bồi thường giá trị tính bằng vàng tại thời điểm người bị thiệt hại có quyền sở hữu tài sản đó. Việc bồi thường trong trường hợp này được thực hiện bằng tiền tính trên giá trị tính bằng vàng của tài sản bị mất tại thời điểm giải quyết bồi thường.
  • Các giao dịch dân sự, kinh tế không thực hiện được => Bồi thường số tiền phạt do không thực hiện được giao dịch + số tiền phát sinh (lãi của tiền phạt là khoản vay, lãi của tiền phạt không phải là khoản vay).
  • Thiệt hại về chi phí để có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

Những  thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, được quy định bồi thường tại Điều 46 Luật này:

  • Xác định được thu nhập => Bồi thường thu nhập thực tế
  • Thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định => Thu nhập bình quân trong 3 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
  • Thu nhập có tính thời vụ => Bồi thường theo thu nhập trung bình cùng loại tại địa phương nếu không xác định được thì căn cứ dựa trên mức lương tối thiểu chung của nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Đặc biệt, Dự thảo Luật bổ sung quy định mới về bồi thường mới đối với pháp nhân như sau:

  • Thiệt hại do thu nhập thực té bị mất hoặc bị giảm sút của pháp nhân được tính theo thu nhập bình quân của 2 năm liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp, pháp nhân chưa hoạt động được 2 năm thì xác định dựa trên thu nhập bình quân trong suốt quá trình hoạt động.
     

Về thiệt hại do tổn thất về tinh thần, đây được xem là bài toán làm đau đầu các nhà làm luật trong tất cả các vấn đề về bồi thường. Vì rất khó dùng đại lương “bao nhiêu tiền” để so sánh với mức thiệt hại về tinh thần do án oan, có thể nói là “không thể bù đắp” bằng vật chất. Tuy vậy, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước cũng đã quy định một mức giá cho thiệt hại này:

  • Một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh => bồi thường 02 ngày lương tối thiểu
  • Một ngày tạm giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù => Bồi thường 03 ngày lương tối thiểu.
  • Thiệt hại về tinh thần khi người bị oan chết(không phải do lỗi của họ) => 360 tháng lương tối thiểu
  • Thiệt hại về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm => Căn cứ vào sức khỏe nhưng không quá 30 tháng lương tối thiểu.
  • Một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành cải tạo không giam giữ, hưởng án treo mà không bị tạm giữ, tạm giam => Bồi thường 01 ngày lương tối thiểu.

Trong quá trình tiếp thu ý kiến xây dựng Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, đại đa số người dân đồng tình rằng mức bồi thường do tổn thất về tinh thần là “không tương xứng”, “không thỏa đáng” và yêu cầu phải tăng thêm. Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo Luật cũng đã tăng mức bồi thường như sau:

  • Một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh => bồi thường 03 ngày cơ sở.
  • Một ngày tạm giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù => Bồi thường 05 ngày lương cơ sở.
  • Thiệt hại về tinh thần khi người bị oan chết => 600  tháng lương cơ sở.
  • Thiệt hại về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm => Căn cứ vào sức khỏe nhưng không quá 50 tháng lương cơ sở.
  • Dự thảo còn bổ sung quy định mới đối với công chức bị buộc thôi việc trái pháp luật => 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị buộc thôi việc.


Ngoài ra, khi người bị oan không may chết, nhà nước còn tiến hành bồi thường:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
  • Chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2017.

Xem toàn văn dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
937 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;