Cách nhận diện các tội phạm về chiếm đoạt tài sản thường gặp

Các tội phạm về chiếm đoạt tài sản rất thường gặp trên thực tế. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn khi xác định tội danh cho các hành vi chiếm đoạt này. Điển hình là việc nhẫm lẫn giữa các tội danh cướp, cướp giật và trộm cắp tài sản.

chiếm đoạt tài sản, Bộ Luật hình sự 2015

Chiếm đoạt tài sản của người khác, mức phạt ra sao? (Ảnh minh họa)

Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Theo quy định của BLHS 2015, hành vi này sẽ cấu thành các tội phạm về xâm phạm sở hữu.

Cụ thể, tại Chương XVI của BLHS 2015 quy định 13 tội phạm thì có tới 8 tội danh mang tính chất chiếm đoạt tài sản. Sau đây, THƯ KÝ LUẬT sẽ thông tin đến Quý khách hàng và Thành viên những đặc điểm cấu thành để phân biệt các tội phạm chiếm đoạt tài sản thường gặp.

Trong số 8 tội danh về chiếm đoạt tài sản được quy định tại BLHS 2015 thì các tội phạm thường hơn gặp trên thực tế như: Tội cướp tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội trộm cắp tài sản được nhận diện như sau:

Nội dung

Tội cướp tài sản

Tội cướp giật tài sản

Tội trộm cắp tài sản

Khái niệm

Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh phản kháng của chủ tài sản.

 

Là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí.

 

Gía trị tài sản chiếm đoạt

Việc xác định hành vi phạm tội không căn cứ vào giá trị tài sản chiếm đoạt.

Việc xác định hành vi phạm tội không căn cứ vào giá trị tài sản chiếm đoạt.

Tài sản chiếm đoạt phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp dưới 2.000.000 đồng phải thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

Khách thể của tội phạm

Xâm phạm đến quyền sở hữu và quyền nhân thân

Xâm phạm đến quyền sở hữu và quyền nhân thân

 

Chỉ xâm phạm quyền sở hữu tài sản

Dấu hiệu hành vi phạm tội

Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc.

Chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng và công khai.

Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút.

Mức phạt

- Phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

- Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

- Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm;

- Có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Căn cứ pháp lý

Điều 168 BLHS 2015

Điều 171 BLHS 2015

Điều 173 BLHS 2015

Bên cạnh những dấu hiệu khác biệt nêu trên các tội danh này có điểm chung đều là những tội phạm có tính chất chiểm đoạt tài sản. Khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của người khác. Đồng thời chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • Người từ đủ 14 tuổi trở lên;

  • Không mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Một điểm chung nữa của các tội phạm này là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm đều là lỗi cố ý trực tiếp. Tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Tuy cùng là các tội phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản nhưng các tội phạm này không đồng nhất với nhau. Trên thực tế, không ít người nhầm lẫn giữa việc xác định các tội danh này. Điển hình là việc nhầm lẫn giữa tội danh cướp tài sản và cướp giật tài sản.

Chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu của người khác cũng như xâm phạm trật tự công cộng nói chung. Với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi này, pháp luật hình sự quy định mức phạt rất nghiêm khắc. Cụ thể, người thực hiện hành vi phạm tội căn cứ vào tính chất hành vi và mức độ gây thiệt hại có thể bị phạt tù tối thiểu 06 tháng đến mức cao nhất là tù chung thân.

Thùy Trâm

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1078 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;