Hiện nay có nhiều vụ án mà đương sự yêu cầu Tòa án xét xử kín nhằm bảo vệ thông tin cá nhân. Vậy trong trường hợp nào, Tòa án được phép xét xử kín?
03 trường hợp Tòa án được xét xử kín (Nguồn Internet)
Theo khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013, Tòa án phải xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định. Trong đó, có 03 trường hợp Tòa án được xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai bao gồm:
- Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
- Bảo vệ người dưới 18 tuổi;
- Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
Đồng thời Điều 327 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định Tòa án tuyên án trong trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Như Mai
- Từ khóa:
- xét xử kín