Việc tiếp nhận, xử lý trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp có nhiều người tham gia được quy định chi tiết tại Thông tư 98/2021/TT-BCA ngày 20/10/2021.
Xử lý trường hợp khiếu nại, tố cáo phức tạp có nhiều người tham gia (Ảnh minh họa)
**Trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
(1) Khi có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại địa điểm tiếp công dân thì cán bộ tiếp công dân yêu cầu những người này cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cán bộ tiếp công dân (sau đây gọi chung là người đại diện).
Lưu ý:
- Trường hợp có từ 05 đến 10 người thì cử 01 hoặc 02 người đại diện;
- Trường hợp có trên 10 người thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 05 người.
- Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ánh.
- Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản án.
- Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
(2) Trường hợp nhiều người cùng đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các nội dung khác nhau thì cán bộ tiếp công dân tiếp lần lượt từng người theo từng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
** Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp
(1) Khi có vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp có nhiều người tham gia gây mất an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân thì cán bộ tiếp công dân phải:
- Nhanh chóng nắm bắt tình hình, nội dung cơ bản vụ việc, các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan và những yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý để đề nghị Công an đơn vị, địa phương (nơi đặt địa điểm tiếp công dân) phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự;
- Xử lý người có hành vi vi phạm;
- Tổ chức tiếp công dân theo quy định.
(2) Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp, có nhiều người tham gia đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết đúng quy định pháp luật nhưng công dân vẫn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cấp cao hơn thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý để đề nghị Công an đơn vị, địa phương nơi có thẩm quyền giải quyết trước đó hoặc nơi có công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cử cán bộ phối hợp tiếp hoặc vận động, thuyết phục để công dân trở lại giải quyết tại đơn vị đã giải quyết trước đó.
(3) Khi nhận được đề nghị của Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương có thẩm quyền tiếp công dân thì Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương được đề nghị có trách nhiệm cử cán bộ phối hợp thực hiện theo quy định trên.
Quy trình tiếp công dân 1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định, trừ các trường tại Điều 9 Luật Tiếp công dân; yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân (nếu có); nếu là người được ủy quyền, người đại diện theo pháp luật phải có giấy tờ hợp pháp theo quy định. 2. Giải thích quyền, nghĩa vụ của công dân khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và đề nghị công dân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho cơ quan Công an theo đúng quy định của pháp luật. 3. Trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn viết đơn. Trường hợp công dân không thể tự viết đơn thì cán bộ tiếp công dân ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ. Trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì cán bộ tiếp công dân đề nghị công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh. 4. Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhau thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. 5. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cùng cấp thì cán bộ tiếp công dân tiếp nhận đơn và các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. 6. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cùng cấp thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố). 7. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cấp dưới trực tiếp, nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì cán bộ tiếp công dân tiếp nhận đơn, báo cáo Thủ trưởng cùng cấp giải quyết hoặc đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. 8. Khi tiếp nhận đơn và thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin, tài liệu, chứng cứ và phải lập giấy biên nhận về việc tiếp nhận, có chữ ký của cán bộ tiếp nhận. Giấy biên nhận được lập thành hai bản, giao cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giữ một bản. 9. Sau khi tiếp nhận đơn và những thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp, cán bộ tiếp công dân phải ghi vào sổ tiếp công dân hoặc cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính. |
Bảo Ngọc
- Từ khóa:
- khiếu nại, tố cáo