Tình hình bão lũ tại miền Trung đang rất căng thẳng, tuy nhiên một số thành phần trên mạng xã hội đã lợi dụng tin tức bão lũ để câu view, câu like gây hoang mang đến người dân.
- Có thể đi tù nếu Livestream xúc phạm người khác?
- Người tham gia ứng phó thiên tai nếu bị chết sẽ hưởng chính sách như liệt sỹ
- Để ứng phó đối với bão, mưa lũ, nước dâng cần thực hiện 10 biện pháp sau
Tung tin giả về bão lũ miền Trung có thể phạt đến 20 triệu đồng (Hình minh họa)
Theo đó, tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Cũng như mức phạt đối với việc tung tin đồn sai sự thật về dịch bệnh Covid-19, việc tung tin giả về bão lũ trong tình hình hiện nay cũng rất đáng lên án, đối với hành vi trên sẽ bị phạt mức trung bình là 15 triệu đồng, tuy nhiên nếu xét thấy có tình tiết tăng nặng, mức phạt có thể lên tới 20 triệu đồng.
Ngoài mức phạt đối với hành vi tung tin giả về bão lũ miền Trung nói trên, thì tại Nghị định 104/2017/NĐ-CP cũng đưa ra một số mức phạt liên quan đến tình hình thiên tai hiện nay, đơn cử như:
- Phạt tiền từ 100 - 300.000 đồng đối với hành vi cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi chống đối hoặc cản trở việc thực hiện chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai, quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng đối với hành vi cố ý giấu hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vị trí, tình trạng của phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, trên sông, trên hồ cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi có thiên tai.
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi không chủ động cứu giúp hoặc không thông tin kịp thời để lực lượng khác đến ứng cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, sông, suối, ao, hồ khi có điều kiện mà không thực hiện.
- Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng đối với hành vi yêu cầu cấp cứu khẩn cấp nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ tiếp cận gây lãng phí cho cơ quan cứu hộ.
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ và cứu trợ không đúng đối tượng.
Trên đây là một số mức phạt hành chính trong lĩnh vực thiên tai, mọi người nên nắm rõ để tránh vi phạm, đồng thời cũng giúp cơ quan chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trong tình hình hiện nay.
Lê Hải