Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có hiệu lực thi hành từ 05/3/2020. Theo đó, Nghị định này có nhiều thay đổi về các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính so với quy định trước đây, cụ thể như sau:
- Nghị định 30: Từ ngày 05/3/2020, văn bản buộc phải có căn cứ ban hành
- Chỉ sử dụng khổ giấy A4 cho tất cả các loại văn bản từ 05/3/2020
Từ 05/3/2020, quy tắc viết hoa trong văn bản hành chính có nhiều thay đổi (Ảnh minh họa)
File word các mẫu văn bản, phụ lục và bản sao văn bản mới nhất từ 05/03/2020
1. Viết hoa vì phép đặt câu
Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
Trước đây, Thông tư 01/2011/TT-BNV còn quy định viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”); viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng.
2. Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước đây, theo Thông tư 01/2011/TT-BNV thì chỉ có Thủ đô Hà Nội
3. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.
Trước đây Thông tư 01/2011/TT-BNV không quy định viết hoa đối với trường hợp này.
4. Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.
Trước đây, Thông tư 01/2011/TT-BNV còn quy định viết hoa đối với cả tên các ngày tiết như: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn.
5. Bỏ quy định về việc viết hoa đối với tên gọi các tôn giáo, giáo phái; tên gọi ngày lễ tôn giáo.
Còn lại, đối với những trường hợp viết hoa khác, Nghị định 30 tiếp tục kế thừa các quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNV, đơn cử:
* Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người
- Tên người Việt Nam
+ Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.
Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,...
+ Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ,...
- Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt
+ Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.
Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn,...
+ Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần.
Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen,...
* Viết hoa tên cơ quan, tổ chức
- Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
+ Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài chính,..
+ Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, ...
- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
+ Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),...
+ Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.
Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...
…
Nguyễn Trinh