Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Có bắt buộc phải có mặt của cả hai vợ chồng khi đi nhận giấy chứng nhận kết hôn không?
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận kết hôn
- Từ 01/9/2020, kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Dùng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn: Phạt bao nhiêu?
Từ 01/9/2020, vợ chồng cãi nhau chớ dại xé, đốt giấy chứng nhận kết hôn (Hình minh họa)
Cụ thể, theo Khoản 3, 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn.
Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 yêu cầu xác nhận vào Sổ hộ tịch khi có sự kiện kết hôn.
Vậy Giấy chứng nhận kết hôn là một trong những giấy tờ hộ tịch được quy định theo pháp luật và nếu cá nhân có hành vi xé, đốt, hủy hoại giấy chứng nhận kết hôn hay còn được xem là huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể về mức phạt như sau:
-
Theo Điểm a Khoản 4 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì kể từ ngày 01/9/2020 (ngày Nghị định này có hiệu lực) mức phạt tiền cho hành vi này từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
-
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 36 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền cho hành vi này từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (Mức phạt này chỉ áp dụng cho đến hết ngày 31/8/2020 là ngày Nghị định này hết hiệu lực).
Ngoài mức phạt tiền nêu trên thì người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay còn được hiểu là tịch thu luôn Giấy chứng nhận kết hôn.
Do đó, khi vợ chồng có xảy ra mâu thuẫn, cãi vã nhau, cho dù có nóng giận đến mức nào thì cũng chớ dại mà xé hay đốt Giấy chứng nhận kết hôn, vì ngoài việc bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng ra, còn bị tịch thu Giấy chứng nhận kết hôn, khi không còn Giấy chứng nhận kết hôn sẽ xảy ra nhiều hệ lụy pháp lý sau này.
Cũng theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP, đối với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng còn áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sau:
-
Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
-
Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
Xem thêm các mức phạt mới tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/9/2020.
Lê Hải
- Từ khóa:
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP