Xin hỏi về các trường hợp từ chối yêu cầu giải trình trong phòng, chống tham nhũng? - Ngọc Tuệ (Hậu Giang)
- Tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
- Hướng dẫn tính thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp giải trình
- Quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh
- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình với xã hội về các hoạt động giáo dục
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến giao dịch có dấu hiệu bất thường phải giải trình
Trường hợp từ chối yêu cầu giải trình trong phòng, chống tham nhũng (Hình từ Internet)
1. Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình trong phòng, chống tham nhũng
Theo Điều 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình trong phòng, chống tham nhũng như sau:
- Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.
2. Trường hợp từ chối yêu cầu giải trình trong phòng, chống tham nhũng
Những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình trong phòng, chống tham nhũng theo Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
- Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại mục 1.
- Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại mục 4, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.
- Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình.
- Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Những nội dung không thuộc phạm vi giải trình trong phòng, chống tham nhũng
Theo Điều 6 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về những nội dung không thuộc phạm vi giải trình trong phòng, chống tham nhũng như sau:
- Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.
4. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình
Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình theo Điều 8 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
- Người yêu cầu giải trình có các quyền sau đây:
+ Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình;
+ Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình;
+ Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình;
+ Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Người yêu cầu giải trình có các nghĩa vụ sau đây:
+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền;
+ Thực hiện đúng trình tự, thủ tục yêu cầu giải trình quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.
5. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình theo Điều 9 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
- Người thực hiện trách nhiệm giải trình có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình;
+ Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Từ chối yêu cầu giải trình trong các trường hợp được quy định tại mục 2.
- Người thực hiện trách nhiệm giải trình có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền;
+ Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đứng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quốc Đạt
- Từ khóa:
- giải trình
- phòng, chống tham nhũng