Luật sư móc nối “chạy án” sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng

Trong bất kỳ ngành nghề nào cũng đều sẽ phát sinh những tiêu cực, mặt trái của nó, và nghề luật cũng là một trong số đó. Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định trường hợp luật sư có hành vi móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, CBCCVC để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Luật sư móc nối “chạy án” sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng, Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Luật sư móc nối “chạy án” sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Điểm d Khoản 7 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

Như vậy, từ 01/9/2020, trường hợp luật sư có hành vi “Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việcsẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nói trên.

Theo quy định từ trước đến nay thì hành vi “Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việchay thực tiễn còn gọi là “chạy án” chỉ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi. (Điểm e Khoản 6 và Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 110/2013/NĐ-CP)

Có thể thấy, so với quy định xử phạt hiện hành thì Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã quy định khắt khe hơn đối với hành vi này. Mục đích nhằm hạn chế tiêu cực, dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc giảm nhẹ hình phạt với người phạm tội. Khi những người cầm cán cân công lý mà không có cái tâm, bị tha hóa biến chất thì hệ lụy thật khôn lường.

Ngoài ra, mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng còn được áp dụng đối với luật sư thực hiện một trong các hành vi sau:

- Cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;

- Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;

- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Tham gia lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa luật sư hoặc mạo danh luật sư để hành nghề luật sư; treo biển hiệu khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư.

Thu Ba

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1825 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;