Đội tình nguyện là gì? Thủ tục thành lập, giải thể Đội tình nguyện

Đội tình nguyện là gì? Thủ tục thành lập và giải thể Đội tình nguyện được quy định như thế nào? - Duy Khánh (Đồng Tháp)

Đội tình nguyện là gì? Thủ tục thành lập, giải thể Đội tình nguyện

Đội tình nguyện là gì? Thủ tục thành lập, giải thể Đội tình nguyện (Hình từ Internet)

1. Đội tình nguyện là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC thì Đội tình nguyện là một tổ chức tự nguyện gồm những người tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn;

Được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo Điều 1 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC thì Đội tình nguyện là tên gọi tắt của Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn.

2. Thủ tục thành lập Đội tình nguyện

Thủ tục thành lập Đội tình nguyện theo Điều 7 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC như sau:

- Căn cứ vào tình hình, yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập hồ sơ đề nghị thành lập Đội tình nguyện theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định thành lập Đội tình nguyện. 

Trường hợp không được thành lập, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Hồ sơ (01 bộ) đề nghị thành lập Đội tình nguyện gồm:

+ Tờ trình đề nghị thành lập Đội tình nguyện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nội dung nêu rõ sự cần thiết của việc thành lập Đội tình nguyện, số lượng và cơ cấu thành viên của Đội tình nguyện.

+ Dự thảo Quy chế hoạt động của Đội tình nguyện.

3. Thủ tục giải thể Đội tình nguyện

Thủ tục giải thể Đội tình nguyện theo Điều 8 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC như sau:

- Đội tình nguyện giải thể trong các trường hợp sau đây:

+ Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc quản lý, tổ chức và hoạt động của Đội tình nguyện. 

Có 2/3 (hai phần ba) số thành viên của Đội tình nguyện vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hoạt động của Đội không đúng với chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo có sự vi phạm pháp luật của thành viên Đội tình nguyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét đề nghị giải thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;

Hoặc kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm theo quy định làm văn bản (01 bộ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định giải thể Đội tình nguyện.

4. Thẩm quyền thành lập, giải thể Đội tình nguyện

Thẩm quyền thành lập, giải thể Đội tình nguyện theo Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập, giải thể Đội tình nguyện.

5. Chức năng, nhiệm vụ của Đội tình nguyện

Chức năng, nhiệm vụ của Đội tình nguyện theo Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC như sau:

- Đội tình nguyện hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn; hoạt động theo Quy chế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Nhiệm vụ cụ thể của Đội tình nguyện:

+ Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng;

+ Tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, hỗ trợ người nghiện ma tuý cai nghiện; người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng;

+ Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, mua bán người để báo cho các cơ quan chức năng xử lý và có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm;

+ Tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, bình đẳng giới, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội, giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện, người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán trở về ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng;

+ Tham gia thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn xã hội với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội và các phong trào khác trên địa bàn. 

Quốc Đạt

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
664 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;