Điểm mới trách nhiệm bồi thường nhà nước trong TTHS

Trong hoạt động tố tụng hình sự, cơ quan giải quyết tố tụng khi mắc phải một số sai lầm và gây thiệt hại do sai lầm đó thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT (gọi tắt là Thông tư 01) sửa đổi, bổ sung một số quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

 

Theo đó, Thông tư 01 sửa đổi, bổ sung một số quy định đối với người bị tạm giam và người đại diện thực hiện giải quyết bồi thường.

Khi nào người bị tạm giam được bồi thường?

Thông tư 01 chỉ ra 2 lý do và cũng là điều kiện để người bị tạm giam được bồi thường. Theo đó, người bị tạm giam có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội được Nhà nước bồi thường khi có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giam, đình chỉ Điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội vì một trong những lý do sau đây:

  • Người bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội;
  • Đã hết thời hạn Điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Đại diện giải quyết bồi thường là người có chức danh tư pháp

Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường là người có chức danh tư pháp: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm Phán và giữ các chức vụ sau:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án đối với cấp huyện và cấp tỉnh
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao đối với Ở cấp cao:
  • Ở Trung ương gồm các chức danh được giao nhiệm vụ, phân công sau:
    • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; cấp trưởng, cấp phó cơ quan;
    • Lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự trung;
    • Lãnh đạo cấp Vụ của Tòa án nhân dân tối, Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương.

 

Khôi phục danh dự cho người bị hại

Người trực tiếp thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai là người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Việc cải chính công khai phải:

  • Có sự tham gia đầy đủ của người đại diện các cơ quan tư pháp đã tham gia giải quyết vụ việc;
  • Thực hiện nghiêm túc, trang trọng;
  • Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải đảm bảo thời gian cho người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phát biểu tiếp nhận lời xin lỗi và cải chính công khai.

Thông báo thời gian, địa điểm tiến hành xin lỗi, cải chính công khai

Địa điểm tiến hành xin lỗi, cái chính công khai là nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại kể cả khi người bị thiệt hại đã chết. 

Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải mời và thông báo thời gian, địa điểm cho cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú và tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên để các cơ quan, tổ chức này cử người đại diện tham dự.

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT có hiệu lực từ ngày 03/8/2016, sửa đổi Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1450 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;