Công nghiệp quốc phòng là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm đối với công nghiệp quốc phòng quy định như thế nào? - Thiên Minh (Bến Tre)
- Một số nội dung dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
- Chính sách ưu đãi nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng
- Quy định chung về công nghiệp quốc phòng
Các hành vi bị nghiêm cấm với công nghiệp quốc phòng (Hình từ Internet)
1. Công nghiệp quốc phòng là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 thì công nghiệp quốc phòng là một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng, an ninh; là bộ phận của công nghiệp quốc gia.
2. Nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng
Nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng theo khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 như sau:
- Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng;
- Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng
Nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng theo Điều 4 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 quy định như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
- Tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu chiến lược trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân.
- Phù hợp với khả năng phát triển kinh tế của đất nước, có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, từng bước hiện đại, bảo đảm bí mật, an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Tự chủ, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công nghiệp quốc phòng
Các hành vi bị nghiêm cấm trong công nghiệp quốc phòng theo Điều 6 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 (sửa đổi 2018) như sau:
- Tiết lộ bí mật nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng trong quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, kết quả khoa học, công nghệ có liên quan đến công nghiệp quốc phòng, nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Phá hoại, mua, bán, tặng, cho, cho thuê, cầm cố, thế chấp, khai thác, sử dụng trái phép trang thiết bị và tài sản do Nhà nước giao cho cơ sở công nghiệp quốc phòng.
- Mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và sản phẩm chuyên dụng do công nghiệp quốc phòng sản xuất.
- Chiếm đoạt, sử dụng và chuyển giao trái phép những thông tin, tài liệu, sáng chế, quy trình và bí quyết công nghệ thuộc bí mật nhà nước về công nghiệp quốc phòng.
- Cản trở, trốn tránh trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật trong hoạt động công nghiệp quốc phòng.
5. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng
Quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng theo Điều 12 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 (sửa đổi 2018) như sau:
- Kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng phải tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nước để xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự ngày càng hiện đại, tiên tiến;
+ Bảo đảm cân đối, đồng bộ, có quy mô hợp lý, được bố trí phù hợp tại các địa bàn chiến lược;
+ Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Căn cứ để xây dựng kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:
+ Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
+ Chiến lược bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự cho lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng;
+ Kế hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.
- Nội dung kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:
+ Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng điểm;
+ Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng;
+ Cân đối các nguồn lực, điều kiện bảo đảm, giải pháp thực hiện.
Quốc Đạt
- Từ khóa:
- công nghiệp quốc phòng