Hiện nay, ngành xuất bản đang là một trong những ngành phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, để siết chặt quản lý hoạt động này, sắp tới sẽ bổ sung, tăng mạnh toàn bộ mức phạt về giấy phép xuất bản từ 01/12/2020.
Bổ sung, tăng mạnh toàn bộ mức phạt về giấy phép xuất bản từ 01/12/2020 (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tại Điều 22 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/12/2020) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản quy định mức phạt đối với các vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm |
Mức phạt |
Hình thức xử phạt bổ sung/ Biện pháp khắc phục hậu quả |
Không gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông khi thay đổi trụ sở làm việc của nhà xuất bản |
3.000.000 - 5.000.000 đồng (quy định mới hoàn toàn) |
Không |
Không đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất, bị hư hỏng; |
3.000.000 - 5.000.000 đồng (quy định mới hoàn toàn) |
Không |
Không thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài khi thay đổi người đứng đầu, tên gọi, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện |
3.000.000 - 5.000.000 đồng (quy định mới hoàn toàn) |
Không |
Thay đổi một trong các nội dung sau đây mà không có giấy phép cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản: |
||
Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản |
5.000.000 - 10.000.000 đồng (trước đây là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng) |
Không |
Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản |
5.000.000 - 10.000.000 đồng (trước đây là 1.000.000 - 3.000.000 đồng) |
Không |
Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản |
5.000.000 - 10.000.000 đồng (trước đây là 1.000.000 – 3.000.000 đồng) |
Không |
Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản |
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (trước đây là 5.000.000 - 10.000.000 đồng) |
Không (trước đây bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 - 03 tháng) |
Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của nhà xuất bản |
10.000.000 - 20.000.000 đồng (trước đây là 5.000.000 - 10.000.000 đồng) |
Không (trước đây bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 - 03 tháng) |
Hoạt động VPĐD của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam nhưng không đủ điều kiện hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập |
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (trước đây là 5.000.000 - 10.000.000 đồng) |
Không (trước đây bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 - 03 tháng) |
Không chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện khi nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản tại nước ngoài |
20.000.000 - 30.000.000 đồng (quy định mới hoàn toàn) |
Không |
Tiếp tục hoạt động văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam nhưng giấy phép đã hết hạn |
30.000.000 - 50.000.000 đồng (quy định mới hoàn toàn) |
Không |
Hoạt động văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép thành lập |
50.000.000 - 100.000.000 đồng (trước đây là 70.000.000 - 100.000.000 đồng) |
Không |
Hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản. |
140.000.000 - 200.000.000 đồng (trước đây là 70.000.000 - 100.000.000 đồng) |
Buộc thu hồi xuất bản phẩm và nộp lại số lợi bất hợp pháp |
Như vậy, từ ngày 01/12/2020, không chỉ tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản so với quy định tại Điều 18 Nghị định 159/2013/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/12/2020) mà Nghị định 119/2020/NĐ-CP còn bổ sung một số hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Lê Vy