Dự thảo Luật bảo vệ môi trường 2019 thay thế cho Luật bảo vệ môi trường 2014 đang trong thời gian lấy ý kiến đóng góp, dự kiến có hiệu lực từ 01/01/2021.
Ảnh minh họa
Theo đó, Dự thảo này đã bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể, Khoản 11 Điều 5 Dự thảo Luật bảo vệ môi trường quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“11. Nhập khẩu phương tiện, máy móc, thiết bị, tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.”
Như vậy, nếu nội dung này tại Dự thảo Luật bảo vệ môi trường 2020 được thông qua thì kể từ ngày Dự thảo này có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2021), hành vi nhập khẩu phương tiện, máy móc, thiết bị, tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ sẽ chính thức bị nghiêm cấm.
Đây là quy định mới của Dự thảo. Bởi trước đây theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 thì việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng là được phép nhưng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Cụ thể, Khoản 3 Điều 75 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định:
“3.Việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.”
Ngoài ra, Dự thảo này cũng quy định một số hành vi bị nghiêm cấm khác như: Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; Thải chất ô nhiễm chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thải bỏ các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào môi trường đất, nước và không khí… ( Các hành vi này hiện tại cũng đã được quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014 và nay tiếp tục được khắng định tại Dự thảo).
Xem thêm các nội dung của Dự thảo Luật bảo vệ môi trường 2020 TẠI ĐÂY.
Toàn Trung
- Từ khóa:
- Luật bảo vệ môi trường 2020