Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa bị thu hồi khi nào?

Khi nào thì Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa của doanh nghiệp bị thu hồi? Đây là câu hỏi gần đây Thư Ký Luật nhận được khá nhiều từ Quý Khách hàng và Thành viên. Thư Ký Luật xin giải đáp vấn đề này tại bài viết dưới đây.

ma so tam nhap tai xuat

Ảnh minh họa

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, sẽ có 2 lý do dẫn đến việc Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất bị thu hồi.

1. Theo đề nghị của doanh nghiệp

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 28 Nghị định 69, Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp trên cơ sở xác nhận của các cơ quan liên quan về các nội dung sau:

- Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam;

- Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định của Nghị định 69 (nếu có).

2. Khi doanh nghiệp có vi phạm

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 69, Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:

- Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định 69;

- Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định 69 trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

- Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 69;

- Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định 69;

- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định;

- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

- Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký;

- Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

- Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Trong đó, trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất do kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất hoặc do từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký thì sẽ không được xem xét cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Những trường hợp còn lại thì doanh nghiệp sẽ không được cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong vòng 2 năm kể từ ngày bị thu hồi.

Nguyễn Trinh 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
696 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;