Kinh doanh hàng xách tay mà không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, không đi qua cửa khẩu, không làm thủ tục hải quan,… (hàng nhập lậu), có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng.
Cụ thể, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98 quy định mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu tương ứng với giá trị hàng hóa nhập lậu, cụ thể như sau:
Mức phạt tiền |
Giá trị hàng hóa nhập lậu |
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
Dưới 3.000.000 đồng |
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng |
Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng |
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng |
Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng |
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng |
Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng |
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng |
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng |
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng |
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng |
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
Từ 100.000.000 đồng trở lên |
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 15 Nghị định 98 quy định phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định nói trên trong các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Trong đó, tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP giải thích “Hàng hóa nhập lậu” bao gồm:
-
Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
-
Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
-
Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
-
Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
-
Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Như vậy, cá nhân nào có hành vi buôn bán hàng hóa xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, không làm thủ tục hải quan theo quy định,...(Hàng hóa nhập khẩu) thì sẽ bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm quy định thuộc Khoản 2 Điều 15 Nghị định 98 thì có thể bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt tại Khoản 1 (tức là mức phạt đối với cá nhân tối đa 100 triệu đồng và mức phạt đối với tổ chức lên đến 200 triệu đồng)
Thu Ba
- Từ khóa:
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP