Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA , khi tiến hành kiểm soát phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cảnh sát giao phải thực hiện động tác chào theo Điều lệnh CAND hoặc chào bằng lời nói. Vậy, trường hợp nào CSGT không phải chào người vi phạm?
- Thông tư 65/2020/TT-BCA: Cảnh sát giao thông phải biết 05 quyền hạn sau
- Cảnh sát giao thông có được phép mặc thường phục khi bắn tốc độ?
- CSGT có quyền dừng xe để kiểm tra giấy tờ khi không phát hiện lỗi?
- Quy định về kiểm tra và xử phạt vi phạm giao thông từ ngày 05/08/2020
Cảnh sát giao thông không phải chào người vi phạm trong những trường hợp nào? (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
-
Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định;
-
Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”;
-
Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
-
Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát;
-
Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
-
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, cảnh sát giao thông phải thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông (xe ô tô, xe gắn máy, xe máy điện,…) thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định. Đồng thời, phải thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…”, sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”…. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt Cảnh sát giao thông không phải chào người vi phạm, các trường hợp bao gồm:
-
Biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm;
-
Phạm tội quả tang;
-
Đang có lệnh truy nã.
Ngoài ra, sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.
Có thể thấy, hành động giơ tay chào người vi phạm khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là một hành động cần thiết, nhằm mục đích xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ, đồng thời trang bị cho mỗi cán bộ chiến sĩ cẩm nang về văn hóa ứng xử của lực lượng CSGT. Lấy mục tiêu kính trọng dân, phục vụ cho dân, phải làm dân tin lên hàng đầu, tuy nhiên, cảnh sát giao thông không cần phải chào đối với các đối tượng phạm tội có hành vi làm hại đến dân, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.
Ty Na
- Từ khóa:
- Thông tư 65/2020/TT-BCA
- CSGT