Ngày 25/02/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định 222/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, theo đó hướng dẫn thủ tục hưởng trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên từ ngày 25/02/2021 như sau:
Thủ tục hưởng trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên (Ảnh minh họa)
Mẫu hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên
(1) Hồ sơ, trình tự thực hiện
Bước 1: Lập, nộp hồ sơ
Người hưởng hoặc thân nhân người hưởng lập hồ sơ gồm các thành phần hồ sơ nêu tại mục (3) bên dưới; nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hoặc nơi cư trú.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết:
Người hưởng hoặc thân nhân NLĐ nhận Quyết định về việc hưởng trợ cấp theo Nghị định 14/2020/NĐ-CP (nếu đủ hồ sơ đủ điều kiện giải quyết) và tiền trợ cấp.
Văn bản trả lời nêu rõ lý do không giải quyết (nếu không đủ hồ sơ, hồ sơ không đúng).
(2) Cách thức thực hiện
*** Nộp hồ sơ:
Người hưởng hoặc thân nhân người hưởng nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH/Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính.
*** Nhận kết quả giải quyết:
Người hưởng hoặc thân nhân người hưởng nhận:
- Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. (Trực tiếp tại cơ quan BHXH/Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử).
- Tiền trợ cấp:
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân.
+ Trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp thân nhân người hưởng (người được ủy quyền) không trực tiếp nhận trợ cấp thì đề nghị các thân nhân là người ủy quyền thay đổi người được ủy quyền tại Giấy ủy quyền theo Mẫu số 03 để phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu theo quy định pháp luật.
(3) Thành phần hồ sơ (Trường hợp thành phần hồ sơ không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ)
- Đối với nhà giáo đang hưởng lương hưu: Bản chính Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp (mẫu số 01).
- Đối với nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp, chưa được giải quyết chế độ mà từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 trở về sau, hồ sơ bao gồm:
+ Bản chính Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp của thân nhân (mẫu số 02).
+ Bản sao Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc Quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết (mang theo bàn chính để đối chiếu).
+ Bản chính Văn bản ủy quyền (mẫu số 03) (trường hợp chỉ có một thân nhân thì không cần văn bản ủy quyền này).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
(4) Thời hạn giải quyết: Tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Từ khóa:
- Quyết định 222/QĐ-BHXH