Sắp tới, chứng chỉ ngoại ngữ của giáo viên các cấp có gì thay đổi?

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo 03 Thông tư mới quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS và THPT công lập. Theo các Dự thảo này, sắp tới, chứng chỉ ngoại ngữ của giáo viên các cấp có gì thay đổi?

chứng chỉ ngoại ngữ

Sắp tới, chứng chỉ ngoại ngữ của giáo viên các cấp có gì thay đổi? (Ảnh minh họa)

1. Giáo viên tiểu học hạng IV sẽ không còn yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ

 

Vị trí giảng dạy

Hạng giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Hạng IV

Theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV

(hiện hành)

Đối với giáo viên tiểu học không dạy ngoại ngữ

Không quy định

- Chứng chỉ A2 (bậc 2);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

- Chứng chỉ A2 (bậc 2);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

- Chứng chỉ A1 (bậc 1);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Đối với giáo viên tiểu học dạy ngoại ngữ

Chứng chỉ A2 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

Chứng chỉ A2 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

Chứng chỉ A1 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

Theo Dự thảo

(không phân chia thành giáo viên không dạy ngoại ngữ và giáo viên dạy ngoại ngữ nữa)

Chứng chỉ A3

(bậc 3)

Chứng chỉ A2

(bậc 2)

Chứng chỉ A1

(bậc 1)

Bỏ hoàn toàn tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ

Hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền (đối với giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số hoặc giáo viên đang công tác tại trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú)

Đặc biệt, tại khoản 4 Điều 10 Dự thảo cũng quy định những trường hợp được xác định là đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ hoặc không yêu cầu trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm: 

  • Giáo viên có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam, 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến ngày 31/12 của năm được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp; 

  • Giáo viên đang công tác tại các trường chuyên biệt có sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, chữ nổi Braille giảng dạy cho người khuyết tật;

  • Giáo viên có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) trở lên các chuyên ngành khác nhưng học tập tại nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Như vậy, theo Dự thảo này sắp tới giáo viên tiểu học sẽ thêm 01 hạng chức danh nghề nghiệp là hạng I với tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ là Chứng chỉ A3 (bậc 3). Đồng thời sẽ bãi bỏ tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ đối với giáo viên tiểu học hạng IV và cụ thể các trường hợp được quy đổi là đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ hoặc không yêu cầu trình độ ngoại ngữ.

2. Giữ nguyên tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ đối với giáo viên trung học cơ sở

 

 

Vị trí giảng dạy

Hạng giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Hạng IV

Theo Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (hiện hành)

Đối với giáo viên tiểu học không dạy ngoại ngữ

- Chứng chỉ B1 (bậc 3);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

 - Chứng chỉ A2 (bậc 2);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

- Chứng chỉ A1 (bậc 1);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Không quy định

Đối với giáo viên tiểu học dạy ngoại ngữ

- Chứng chỉ B1 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

- Chứng chỉ A2 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

- Chứng chỉ A1 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

Theo Dự thảo

(không phân chia thành giáo viên không dạy ngoại ngữ và giáo viên dạy ngoại ngữ nữa)

Chứng chỉ B1

(bậc 3)

Chứng chỉ A2

(bậc 2)

Chứng chỉ A1

(bậc 1)

Không quy định tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ

Hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền (đối với giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số hoặc giáo viên đang công tác tại trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú)

Lưu ý tại khoản 3 Điều 10 Dự thảo còn quy định những trường hợp được xác định là đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ hoặc không yêu cầu trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm:

  • Giáo viên có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam, 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến ngày 31/12 của năm được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp;

  • Giáo viên đang công tác tại các trường chuyên biệt có sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, chữ nổi Braille giảng dạy cho người khuyết tật;

  • Giáo viên có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) trở lên các chuyên ngành khác nhưng học tập tại nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Theo đó, tại Dự thảo mới sẽ ghi nhận thêm hạng IV đối với giáo viên trung học cơ sở, với giáo viên trung học cơ sở hạng IV thì không yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ. Đồng thời giáo viên trung học cơ sở hạng IV sẽ thuộc đối tượng nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của trung học cơ sở, sau khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào hạng III mà không phải qua thi hoặc xét thăng hạng.

3. Tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ đối với giáo viên trung học phổ thông

 

Vị trí giảng dạy

Hạng giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Theo Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV

(hiện hành)

Đối với giáo viên tiểu học không dạy ngoại ngữ

- Chứng chỉ B1 (bậc 3);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

- Chứng chỉ A2 (bậc 2);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

- Chứng chỉ A2 (bậc 2);

- Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Đối với giáo viên tiểu học dạy ngoại ngữ

- Chứng chỉ B1 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

- Chứng chỉ A2 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

- Chứng chỉ A2 (yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2)

Theo Dự thảo

(không phân chia thành giáo viên không dạy ngoại ngữ và giáo viên dạy ngoại ngữ nữa)

Chứng chỉ B1 (bậc 3)

Tối thiểu Chứng chỉ A2 (bậc 2)

Tối thiểu Chứng chỉ A2 (bậc 2)

Hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền (đối với giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số hoặc giáo viên đang công tác tại trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú)

Đáng chú ý tại khoản 1 Điều 9 Dự thảo này còn quy định những trường hợp được xác định là đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ hoặc không yêu cầu trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm:

  • Giáo viên có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam, 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến ngày 31/12 của năm được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp;

  • Giáo viên đang công tác tại các trường chuyên biệt có sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, chữ nổi Braille giảng dạy cho người khuyết tật;

  • Giáo viên có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) trở lên các chuyên ngành khác nhưng học tập tại nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Có thể thấy, theo quy định tại Dự thảo này thì sẽ giữ nguyên tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ đối với giáo viên trung học phổ thông, đồng thời cụ thể các trường hợp được xác định là đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ hoặc không yêu cầu trình độ ngoại ngữ.

Ngay khi có văn bản chính thức, THƯ KÝ LUẬT sẽ cập nhật đến Quý khách hàng và Thành viên.

>>> Xem thêm: Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho giáo viên các cấp

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1732 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;