Sắp tới, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước sẽ được nghỉ tết Nguyên đán Canh tý năm 2020. Tuy nhiên, đối với một bộ phận giáo viên thì tết năm nào cũng bị phân công ở lại trực tại trường. Để đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình khi được phân công trực Tết, các thầy cô cần nắm rõ các quy định sau đây:
- Nếu không muốn, giáo viên có quyền từ chối trực Tết Canh Tý
- Những điều giáo viên phải biết để không mất tiền oan thi các loại chứng chỉ
- Sắp tới, giáo viên tại nhiều tỉnh cũng sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm
- Tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ đào tạo đối với mọi giáo viên từ 01/7/2020
- Cha mẹ lấy tiền lì xì Tết của con có thể bị phạt đến 01 triệu đồng
Xem thêm: Sắp tới, giáo viên tại nhiều tỉnh cũng sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm
Ảnh minh họa
BẢNG LƯƠNG CỦA GIÁO VIÊN CÁC CẤP TỪ 01/7/2020
Theo quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên cấp I, II, III bao gồm nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động);
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động như: Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, Ngày Chiến thắng, Ngày Quốc tế lao động, …
Như vậy, trong các ngày nghỉ trên giáo viên được quyền nghỉ và hưởng nguyên lương (bao gồm cả phụ cấp). Không ai có quyền ép giáo viên phải trực trường vào những dịp lễ, nghỉ hè hay trực tết.
Tuy nhiên, nhà trường cũng có thể thỏa thuận với giáo viên về việc trực trường vào dịp tết và khi đó giáo viên sẽ được hưởng lương làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức 2010.
“Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”
Theo đó, khi trực tết giáo viên sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 (hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP) quy định:
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Như vậy, khi giáo viên trực trường vào những ngày nghỉ tết thì sẽ được trả thêm một khoản tiền bằng 300% tiền lương của ngày nghỉ tết đó. Hơn nữa, khi thực hiện phân công trực tết, lãnh đạo trường phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Được sự đồng ý của giáo viên;
- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, lãnh đạo trường phải bố trí để giáo viên được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Thu Ba