Trên tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW, sẽ có nhiều thay đổi quan trọng về chính sách lương giáo viên vào năm 2021. Tuy nhiên, do sự tác động của dịch Covid-19, các thay đổi này đã không diễn ra đúng như dự kiến. Vậy lương giáo viên các cấp sẽ như thế nào trước tình hình này?
- Lương giáo viên sẽ chưa tăng theo lộ trình từ 2021
- Mức phụ cấp thâm niên của giáo viên từ năm 2021 được tính như thế nào?
Lương giáo viên ảnh hưởng thế nào do đại dịch Covid-19? (Ảnh minh họa)
1. Lương giáo viên tiếp tục được tính dựa trên lương cơ sở
Theo Mục 3.1.c Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW, từ năm 2021 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và áp dụng mức lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức; mức lương cụ thể này sẽ được tính căn cứ theo vị trí việc làm của từng đối tượng.
Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 sẽ không còn dựa trên mức lương cơ sở mà sẽ được tính căn cứ theo nhiều yếu tố trong đó có yếu tố là mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã tán thành với kiến nghị của Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ là từ ngày 1/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước.
Như vậy, sẽ tiếp tục áp dụng lương cơ sở là căn cứ tính lương giáo viên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng (sẽ không tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng), đồng thời duy trì mức hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp như hiện nay.
<< Mời Quý khách hàng và Thành viên xem thêm bài viết Lương cơ sở 2021 của CBCCVC như thế nào trước tình hình mới?
2. Giáo viên tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên
Theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW, một trong những nội dung cải cách chính sách tiền lương là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và với giáo viên nói riêng (trừ quân đội, công an và cơ yếu). Tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP cũng quy định cụ thể phụ cấp đặc thù được áp dụng đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Ngoài ra, tại Nghị quyết 27/NQ-TW còn quy định ngoài bãi bỏ phụ cấp thâm niên thì một số loại phụ cấp sau đây cũng bị bãi bỏ:
-
Phụ cấp ưu đãi theo nghề (vì sẽ được gộp với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm, gọi chung là phụ cấp theo nghề);
-
Phụ cấp thu hút (vì sẽ được gộp với phụ cấp đặc biệt và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gọi chung là phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn).
Như vậy, nếu theo đúng dự kiến thì từ ngày 01/7/2020, những giáo viên đang được hưởng phụ cấp thâm niên sẽ không còn được hưởng khoản phụ cấp này nữa.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng theo Nghị quyết 27/NQ-TW sẽ được dời lại. Theo đó, giáo viên các cấp sẽ tiếp tục hưởng chế độ phụ cấp thâm niên như hiện nay cho đến khi có thông tin mới.
<< Mời Quý khách hàng và Thành viên xem thêm bài viết Mức phụ cấp thâm niên của giáo viên từ năm 2021 được tính như thế nào?
3. Chưa thực hiện trả lương giáo viên theo vị trí việc làm
Theo Điều 76 Luật Giáo dục 2019 quy định nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. Lương giáo viên sẽ được trả theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp bắt đầu vào năm 2020, chính sách trả lương mới này đã thể hiện được tinh thần về cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương.
Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành một bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
-
Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
-
Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Hội nghị lần thứ 13 đã tán thành với kiến nghị của Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ là từ ngày 1/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước.
<< Mời Quý khách hàng và Thành viên xem thêm bài viết Sẽ dời lại thời gian cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức.
4. Chưa tăng lương giáo viên theo lộ trình
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW quy định sẽ thực hiện tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo lộ trình sau:
-
Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp;
-
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp;
-
Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Có thể thấy, hiện nay lương của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và lương giáo viên nói riêng thấp hơn so với lương của người lao động làm tại khu vực doanh nghiệp. Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW thì mức chênh lệch này sẽ được thu hẹp lại. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức định kỳ sẽ được nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước. Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức trong đó có lộ trình tăng lương đã bị dời lại kể từ ngày 01/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước.
<< Mời Quý khách hàng và Thành viên xem thêm bài viết Lương giáo viên sẽ chưa tăng theo lộ trình từ 2021.
Lê Vy
- Từ khóa:
- Trả lương giáo viên
- Giáo viên