Chị Nguyễn Thị Ngọc M*** có gửi đến Thư Ký Luật câu hỏi như sau: “Tôi nghe nói năm 2020 áp dụng tiêu chuẩn mới về bằng cấp đối với giáo viên, tôi đang là giáo viên tiểu học chỉ có bằng cao đẳng nhưng không muốn tham gia nâng chuẩn thì có bị nghỉ việc không?
- Từ 2020, phụ cấp thâm niên của công chức, viên chức sẽ có nhiều thay đổi
- Giáo viên tinh giản biên chế được trợ cấp tiền học nghề, hưởng nguyên lương 6 tháng
- Từ năm 2021, sẽ chỉ còn 03 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên
- Sắp tới, sẽ hoàn thiện quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với giáo viên
Giáo viên không đảm bảo chuẩn trình độ đào tạo sẽ bị tinh giản biên chế (Ảnh minh họa)
BẢNG LƯƠNG CỦA GIÁO VIÊN CÁC CẤP NĂM 2020
Về vấn đề này THƯ KÝ LUẬT có giải đáp như sau:
Theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, từ ngày 01/7/2020, sẽ áp dụng tiêu chuẩn mới về trình độ đào tạo của giáo viên các cấp, cụ thể Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
...
Trước đó, Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cũng cho biết đối với những giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương phối hợp các trường sư phạm thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học thời gian công tác còn trên 5 năm, Bộ sẽ chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình nâng chuẩn cụ thể với mỗi địa phương.
Như vậy, đối với các giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo theo quy định, tùy vào trường hợp cụ thể buộc phải tham gia nâng chuẩn hoặc tham gia bồi dưỡng thường xuyên để đảm bảo công tác. Nếu không thực hiện nâng chuẩn hoặc bồi dưỡng, giáo viên đó sẽ rơi vào diện tinh giản biên chế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP: “ Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.”
Do vậy, trường hợp của chị bắt buộc phải tham gia nâng chuẩn hoặc nếu thuộc trường hợp bồi dưỡng thường xuyên thì phải tham gia bồi dưỡng nếu không sẽ thuộc đối tượng tinh giản biên chế.
Lan Anh
- Từ khóa:
- Bằng cấp giáo viên
- Trình độ đào tạo