Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
- Công chức được cử đi đào tạo có phải đền bù chi phí khi tự ý bỏ học không?
- Giáo viên sinh vào tháng năm nào phải học nâng chuẩn theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP?
- Giáo viên được cử đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng quyền lợi gì?
- 6 điều giáo viên cần biết trước khi học nâng chuẩn trình độ đào tạo
03 trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo khi nâng chuẩn giáo viên (Hình minh họa)
Theo đó, tại Điều 11 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-
Trường hợp 1: Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo;
-
Trường hợp 2: Không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp, trừ trường hợp có lí do khách quan bất khả kháng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
-
Trường hợp 3: Đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Về chi phí đền bù, cách tính chi phí đền bù được quy định tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất là chi phí đền bù: Bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Thứ hai là cách tính chi phí đền bù:
-
Đối với trường hợp 1 và trường hợp 2 nêu trên, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
-
Đối với các trường hợp 3 nêu trên, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
S = |
F |
x (T1 - T2) |
T1 |
Trong đó:
-
S là chi phí đền bù;
-
F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
-
T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
-
T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Tuy nhiên, mỗi năm công tác giáo viên (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
Chi tiết xem tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 18/8/2020.
Lê Hải