Tiêu chuẩn với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Tiêu chuẩn với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Le Truong Quoc Dat

Tiêu chuẩn với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như thế nào? - Mỹ Lan (Bình Dương)

Tiêu chuẩn với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Tiêu chuẩn với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Tiêu chuẩn với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Tiêu chuẩn với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BNV như sau:

* Giảng viên cao cấp:

- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.

- Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

* Giảng viên chính:

- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.

- Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

* Giảng viên:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.

- Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

2. Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 14 Thông tư 03/2023/TT-BNV như sau:

- Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.

- Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.

- Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

- Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết (45 phút) giảng bài, thảo luận trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa) được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư 03/2023/TT-BNV.

- Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:

+ Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.

+ Giảng viên: 270 giờ chuẩn.

+ Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.

+ Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.

+ Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 5 Điều 14 Thông tư 03/2023/TT-BNV chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.

- Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn được quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 03/2023/TT-BNV.

3. Nhiệm vụ giảng dạy với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Nhiệm vụ giảng dạy với giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 15 Thông tư 03/2023/TT-BNV như sau:

- Chuẩn bị giảng dạy:

+ Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học, của các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.

+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.

- Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, thảo luận, giải quyết bài tập tình huống, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có), thu hoạch, tiểu luận, đề án.

- Tìm hiểu trình độ, kiến thức và nguyện vọng của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để bổ sung, hoàn thiện, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.

- Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.

- Dự giờ, thao giảng và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

786 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;