Cho tôi hỏi tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra như thế nào? - Ấn Danh (Trà Vinh)
Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra theo Điều 33 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
- Người được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra là Thanh tra viên của cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP.
- Người được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.
- Trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra, người được trưng tập được hưởng các chế độ, chính sách của công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và được chi trả tiền công tác phí, bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc và các quyền lợi khác của thành viên của Đoàn thanh tra.
- Việc trưng tập người tham gia Đoàn thanh tra được thực hiện bằng văn bản. Nội dung văn bản trưng tập ghi rõ căn cứ, thời gian trưng tập, nhiệm vụ và chế độ, chính sách đối với người được trưng tập.
- Khi kết thúc thời gian trưng tập, cơ quan trưng tập có văn bản nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ của người được trưng tập gửi cho Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người được trưng tập.
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra theo Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
+ Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
+ Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra:
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP;
+ Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra trước khi trình người ra quyết định thanh tra.
Người được dự kiến là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trước khi quyết định thanh tra được ban hành.
- Trong quá trình tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP thì người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, nếu nhận thấy mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |