Có phải trong thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn (Hình từ internet)
Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Quyết định 2815/QĐ-BNN-PC năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Theo đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh:
- Rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn, bảo đảm hệ thống pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển ngành.
- Hoàn thiện đồng bộ, toàn diện thể chế kinh tế thị trường về huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh nông nghiệp, kinh tế nông thôn; nghiên cứu những cơ chế, chính sách mới tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các chính sách về đất đai, tài chính, bảo hiểm, tín dụng, đầu tư, thuế, thị trường, thu hút nguồn vốn phát triển dịch vụ, công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn...
Phối hợp xây dựng, hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng quản lý chặt chẽ, bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở hình thành thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của nông dân; tạo điều kiện cho nông dân sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp, bao gồm cả đất trồng lúa để đạt thu nhập cao hơn.
- Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Khắc phục tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ ban hành thiếu tính ổn định; nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Thường xuyên đánh giá, tổng kết tình hình triển khai các cơ chế, chính sách để nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Tiếp tục đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ trong tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường thi hành pháp luật trong các lĩnh vực quan trọng liên quan đến lợi ích thiết yếu của người dân; hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế; phát triển nguồn nhân lực pháp chế của Bộ; nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Bảo đảm và tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng và thi hành pháp luật.
Có cơ chế thích hợp huy động sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học, đặc biệt là khối Viện, trường trong quá trình xây dựng và đánh giá chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật.
Trong thi hành pháp luật, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xem thêm nội dung tại Quyết định 2815/QĐ-BNN-PC năm 2023.
Dương Châu Thanh
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |