Cho hỏi quy định xử phạt vi phạm về thủ thục quá cảnh cảng biển của tàu thuyền như thế nào? - Hiếu Nhân (TPHCM)
Quy định xử phạt vi phạm về thủ tục quá cảnh cảng biển của tàu thuyền (Hình từ internet)
Vui lòng xem tại đây.
Vui lòng xem thêm tại đây.
Theo Khoản 15 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt hành vi vi phạm quy định về thủ tục quá cảnh cảng biển của tàu thuyền như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai báo không đủ hoặc sai một trong các thông tin trong thông báo, xác báo tàu đến, rời cảng hoặc bản khai chung hoặc danh sách thuyền viên, danh sách hành khách theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
+ Làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh chậm hơn thời gian quy định;
+ Không làm thủ tục cấp lại Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền hết hiệu lực theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
+ Trong thời gian quy định, không cung cấp được một trong các giấy chứng nhận, tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp giấy chứng nhận, tài liệu, giấy tờ không phù hợp khi làm thủ tục vào, rời cảng hoặc quá cảnh;
+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ giấy tờ về hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển trên tàu theo quy định;
+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu, giấy chứng nhận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; tài liệu, giấy chứng nhận về quản lý nước dằn tàu; hệ thống chống hà theo quy định;
+ Không có bản chính hoặc bản sao chứng thực bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tàu biển để chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên theo quy định;
+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, người trốn trên tàu theo quy định;
+ Tự ý bốc dỡ hàng hóa hoặc cho thuyền viên, hành khách hoặc những người không có nhiệm vụ lên tàu trước khi tàu làm xong thủ tục nhập cảnh hoặc rời tàu sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh theo quy định.
- Đối với hành vi không có Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính còn hiệu lực theo quy định đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác sẽ bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách dưới 50 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích dưới 200 GT;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 50 người đến dưới 100 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 100 người đến dưới 300 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 300 người trở lên; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
- Đối với hành vi không có giấy phép rời cảng cuối cùng theo quy định hoặc rời cảng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi của tàu thuyền nước ngoài tham gia vận tải nội địa hoặc thực hiện các hoạt động đặc thù khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.
Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo Khoản 8 Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển bao gồm:
- Buộc khai báo bổ sung và đính chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP;
- Buộc thanh toán phí, lệ phí hàng hải và các khoản tiền liên quan khác theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP.
Như vậy, mức phạt hành vi vi phạm quy định về thủ tục quá cảnh cảng biển của tàu thuyền có thể bị xử phạt lên đến 100.000.000 đồng. Khi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP sẽ buộc phải thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định
Nguyễn Phạm Nhựt Tân
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |