Quy định về cơ cấu tổ chức Cục Bồi thường nhà nước

Quy định về cơ cấu tổ chức Cục Bồi thường nhà nước
Tran Thanh Rin

Tôi muốn biết Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ nào? Cục Bồi thường nhà nước có cơ cấu tổ chức ra sao? – Công Tiến (Ninh Thuận)

Quy định về cơ cấu tổ chức Cục Bồi thường nhà nước

Quy định về cơ cấu tổ chức Cục Bồi thường nhà nước (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ nào?

Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật; là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

(Điều 1 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018)

Quy định về cơ cấu tổ chức Cục Bồi thường nhà nước

Cụ thể khoản 1 Điều 3 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức Cục Bồi thường nhà nước như sau:

(1) Lãnh đạo Cục:

Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.

Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.

Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, Điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.

(2) Các tổ chức trực thuộc Cục:

- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

+ Văn phòng Cục;

+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);

+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).

- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.

Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bồi thường nhà nước

Cục Bồi thường nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Chương trình, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tham gia thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản liên quan đến công tác bồi thường nhà nước và các văn bản do Bộ trưởng giao hoặc theo yêu cầu phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.

- Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hằng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hằng năm của ngành Tư pháp.

- Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Chương trình, đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sau khi được ban hành hoặc phê duyệt

- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản nội bộ, biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước.

- Rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

- Theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Theo dõi, đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả.

- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về giải quyết bồi thường nhà nước, xem xét trách nhiệm hoàn trả; kỹ năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

(Xem thêm tại Điều 2 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018)

463 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;