Nội dung chi cho các hoạt động phúc lợi tại các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước

Nội dung chi cho các hoạt động phúc lợi tại các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết có những nội dung gì trong việc chi cho các hoạt động phúc lợi tại các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước? – Thảo Nguyên (Quảng Nam)

Nội dung chi cho các hoạt động phúc lợi tại các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước

Nội dung chi cho các hoạt động phúc lợi tại các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 26/7/2023, Quyết định 965/QĐ-KTNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước.

Nội dung chi cho các hoạt động phúc lợi tại các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước

Cụ thể, việc chi cho các hoạt động phúc lợi tại các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Chi ăn trưa cho cán bộ, công chức và người lao động với mức chi là 45.000 đồng/người/ngày theo ngày làm việc thực tế, kể cả những ngày được cử đi học trong nước, đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài.

- Chi hỗ trợ nghỉ điều dưỡng cho cán bộ, công chức và người lao động tối đa 1.500.000đ/người/năm; hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ, công chức và người lao động tối đa 500.000đ/người/năm.

Các khoản chi này được hỗ trợ bằng tiền, mức chi cụ thể do Văn phòng Kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn Kiểm toán nhà nước và Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất trên cơ sở tình hình thực tế và khả năng nguồn kinh phí tiết kiệm được, trình lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phê duyệt trước khi thực hiện.

Trường hợp trong năm tổ chức khám sức khỏe tập trung thì không đề xuất chi hỗ trợ bằng tiền đối với nội dung này. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chủ trì đề xuất danh mục khám, xét nghiệm cần thiết phù hợp với quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYTThông tư 09/2023/TT-BYT; tuân thủ các quy định về mua sắm, đấu thầu dịch vụ.

- Các khoản chi phúc lợi khác: thuốc, vật tư y tế, phòng bệnh, chữa bệnh; hỗ trợ bếp ăn tập thể; hưu trí; thương binh, gia đình thương binh, liệt sĩ; phụ nữ; mừng tuổi hàng năm.

- Chi hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên.

- Chi thăm hỏi, hiếu, đối ngoại mức chi từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/đối tượng; trường hợp cần phải chi thăm hỏi, hiếu, đối ngoại cao hơn thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước.

- Chi trợ cấp khó khăn đột xuất

+ Đối tượng được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất gồm:

(i) Cán bộ công chức, người lao động thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết;

(ii) Gia đình của cán bộ, công chức và người lao động thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, các con bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của chính quyền nơi cư trú hoặc có chứng từ, hoá đơn của cơ sở điều trị) hoặc bị chết;

(iii) Cán bộ công chức, người lao động công tác ở các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết.

- Thủ tục đề nghị và mức chi trợ cấp khó khăn đột xuất:

Các cán bộ công chức, người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, thủ trưởng đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ công chức, người lao động có văn bản gửi Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất.

Ngoài chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước, mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người được đề nghị hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất do Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với thủ trưởng đơn vị nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp trình Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng Kiểm toán nhà nước được ủy quyền xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán nhà nước.

- Chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế

+ Đối tượng được chi thêm ngoài chế độ được hưởng theo quy định của nhà nước: cán bộ công chức, người lao động ở các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước nghỉ việc do tinh giản biên chế, gồm 02 đối tượng: được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (đối tượng 1) và không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (đối tượng 2).

+ Mức chi: Đối với đối tượng 1 căn cứ số năm nghỉ hưu trước tuổi; đối với đối tượng 2 căn cứ số năm công tác để tính thêm tối đa mỗi năm không quá 01 tháng lương hiện hưởng của cán bộ, công chức và người lao động đó, bao gồm cả hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và hệ số thâm niên vượt khung (nếu có); không tính các hệ số phụ cấp khác.

+ Thủ tục đề nghị: Căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng Kiểm toán nhà nước được ủy quyền quyết định mức chi cụ thể cho cán bộ công chức, người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán nhà nước

(Khoản 1 Điều 22 Quy chế ban hành kèm thepo Quyết định 1991/QĐ-KTNN năm 2021, sửa đổi tại Quyết định 965/QĐ-KTNN năm 2023)

Mục đích thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ ở các cơ quan Kiểm toán nhà nước

Theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1991/QĐ-KTNN năm 2021, việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước nhằm mục đích sau:

- Tạo điều kiện cho cơ quan thực hiện quyền tự chủ, chủ động trong việc quản lý và chi tiêu kinh phí quản lý hành chính được giao, đồng thời gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức, người lao động (CBCC, NLĐ) trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

- Thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu quả, nâng cao tính chủ động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo thu nhập chính đáng của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan.

- Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật.

- Thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

2070 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;