Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất

Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất
Lê Trương Quốc Đạt

Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất được quy định theo Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất

Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất (Hình từ Internet)

1. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất

Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất theo Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

* Nguyên tắc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất

- Việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, phù hợp với tiềm năng đất đai của địa phương; phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Bảo đảm phù hợp với định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia có liên quan;

- Việc phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất bảo đảm phù hợp với điều kiện về đất đai, nguồn lực đầu tư, lao động và hạ tầng kỹ thuật của từng địa phương;

- Ưu tiên quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thể thao, nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân;

- Việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở xem xét kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước hoặc kết quả thực hiện quy hoạch đô thị đối với khu vực không yêu cầu lập quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo.

* Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương

- Đối với đất trồng lúa được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao; khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa; nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;

- Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được xác định trên cơ sở quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp kỳ trước; khả năng, nguồn lực để khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích lâm nghiệp (trồng mới, khoanh nuôi tái sinh); nhu cầu chuyển đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;

- Đối với đất quốc phòng, đất an ninh được xác định trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; nhu cầu sử dụng đất nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh quốc gia; chỉ tiêu sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh đã được Quốc hội quyết định; nhu cầu sử dụng đất quốc phòng do Bộ Quốc phòng đề xuất, nhu cầu sử dụng đất an ninh do Bộ Công an đề xuất đối với từng địa phương.

* Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cho quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

- Đối với đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm khác: ngoài các tiêu chí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP còn được xác định trên cơ sở định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; nhu cầu sử dụng đất, khả năng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương;

- Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm: ngoài các tiêu chí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP còn được xác định trên cơ sở định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; hiện trạng, lợi thế, tiềm năng, định hướng phát triển cây lâu năm gắn với chuỗi phát triển của vùng, lợi thế của địa phương; yêu cầu về tỷ lệ che phủ rừng;

- Đối với đất quốc phòng, đất an ninh: ngoài các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP còn được xác định trên cơ sở định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh, nhu cầu sử dụng đất, khả năng bố trí quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh của địa phương phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh đã được phê duyệt;

- Đối với đất chăn nuôi tập trung được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; chiến lược phát triển chăn nuôi; đề án phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; nhu cầu sử dụng đất cho phát triển chăn nuôi tập trung;

- Đối với đất nuôi trồng thủy sản được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; lợi thế, tiềm năng đất đai về nuôi trồng thủy sản; nhu cầu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản;

- Đối với đất làm muối được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; đề án phát triển ngành muối; nhu cầu sử dụng đất làm muối;

- Đối với đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị được xác định dựa trên cơ sở chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, chương trình phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; hiện trạng sử dụng đất ở đô thị, đất ở nông thôn; định mức sử dụng đất; quy chuẩn xây dựng; hạn mức giao đất ở; dự báo quy mô dân số, tốc độ đô thị hóa; phát triển thị trường bất động sản; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương;

- Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; nhu cầu sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; định mức sử dụng đất; định hướng, quy hoạch của ngành; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

- Đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp được xác định dựa trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; nhu cầu sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; định mức sử dụng đất; định hướng, quy hoạch của ngành, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Đối với đất khu công nghiệp được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; nhu cầu và khả năng phát triển công nghiệp; tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp;

- Đối với đất cụm công nghiệp được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; nhu cầu sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng phát triển cụm công nghiệp; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; nhu cầu, khả năng phát triển, tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp;

- Đối với đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; nhu cầu sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; chiến lược, quy hoạch khoáng sản; phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản;

- Đối với đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; nhu cầu sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, phân cấp công trình xây dựng theo quy định của pháp luật chuyên ngành; định mức sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật chuyên ngành;

- Đối với đất tôn giáo, đất tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đất cơ sở lưu giữ tro cốt được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; định mức sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật chuyên ngành;

- Đối với đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; nhu cầu sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành có liên quan đến các công trình có gắn với sử dụng mặt nước, công trình dân dụng; khả năng khai thác vào các mục đích nuôi trồng thủy sản, các công trình thủy điện, thủy lợi; yêu cầu bảo vệ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.

2. Quy định về nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai

Quy định về nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai theo Điều 10 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

- Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai là khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; đảo; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở.

- Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Việc lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

- Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024 để thực hiện dự án đầu tư tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định sau:

+ Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất cho phép nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai;

+ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

+ Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Nghị định 102/2024/NĐ-CP và Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

 

0 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;