Cho tôi hỏi hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm những gì? - Minh Tuấn (Đồng Tháp)
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm những gì? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Theo Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm những gì?
- Đối với nhà trường:
+ Sổ đăng bộ.
+ Học bạ học sinh.
+ Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
+ Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).
+ Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).
+ Sổ ghi đầu bài.
+ Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
+ Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.
+ Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.
+ Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
+ Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.
+ Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
+ Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.
+ Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở).
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
+ Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
- Đối với giáo viên:
+ Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
+ Kế hoạch bài dạy (giáo án).
+ Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
- Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo Điều 22 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ; chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
- Học sinh học tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng xác nhận vào học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
- Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển học sinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |