Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự

Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự
Lê Trương Quốc Đạt

Cho tôi hỏi biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự thế nào? - Mỹ Dung (Hậu Giang)

Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự

Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2011/NĐ-CP thì biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để bảo vệ an ninh, trật tự.

2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự

Nguyên tắc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự theo Điều 4 Nghị định 35/2011/NĐ-CP như sau:

- Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự phải:

+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký;

+ Không được lợi dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền do pháp luật quy định, bảo đảm tính hiệu quả;

+ Kết hợp việc áp dụng biện pháp pháp luật với sức mạnh quần chúng, sức mạnh của hoạt động ngoại giao, kinh tế, nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật và vũ trang để bảo vệ an ninh, trật tự.

- Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; tạo điều kiện, giúp cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự.

3. Nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự

Nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự theo Điều 5 Nghị định 35/2011/NĐ-CP như sau:

- Đưa yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự vào xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế.

- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế về pháp luật để xâm hại đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự.

4. Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự

Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự theo Điều 6 Nghị định 35/2011/NĐ-CP như sau:

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện các nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2011/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo vệ an ninh, trật tự.

- Kịp thời cung cấp cho cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, sử dụng pháp luật có nội dung ảnh hưởng xấu đến bảo vệ an ninh, trật tự; lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm gửi hồ sơ đó đến Bộ Công an để lấy ý kiến về sự phù hợp với yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự.

Trong quá trình soạn thảo pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến an ninh, trật tự, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải gửi hồ sơ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đó đến Bộ Công an để lấy ý kiến về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự.

- Thực hiện các yêu cầu, quyết định của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; cơ quan, người có thẩm quyền khác trong việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

 

508 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;