Ngày 30/6/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 12/2023/TT-BKHCN quy định chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.
- Nhóm nguy cơ I:
Nhóm nguy cơ I là các cơ sở mà sự cố xảy ra bên trong cơ sở (kể cả sự cố có xác suất xảy ra rất thấp) có khả năng làm gia tăng những hiệu ứng tất định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của công chúng bên ngoài cơ sở.
Cơ sở điển hình thuộc nhóm nguy cơ I:
+ Lò phản ứng với công suất lớn hơn hoặc bằng 100 MW (th) (lò năng lượng, tàu chạy năng lượng hạt nhân và các lò nghiên cứu).
+ Bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng có thể chứa các thanh nhiên liệu đã cháy có tổng lượng hoạt độ lớn hơn 1017 Bq Cs-137 (tương đương với khả năng lưu giữ trong lõi lò phản ứng công suất 3000 MW (th)).
+ Các cơ sở lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên hiệu ứng tất định nghiêm trọng ngoài khu vực.
- Nhóm nguy cơ II:
Nhóm nguy cơ II là các cơ sở mà sự cố xảy ra bên trong cơ sở có khả năng làm gia tăng liều cho công chúng ở bên ngoài cơ sở và cần phải có hành động bảo vệ khẩn cấp theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Nhóm nguy cơ II không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I.
Cơ sở điển hình thuộc nhóm nguy cơ II:
+ Lò phản ứng với công suất từ 2 MW (th) tới 100 MW (th).
+ Bể chứa nhiên liệu đã cháy yêu cầu hoạt động làm lạnh.
+ Các cơ sở có khả năng mất kiểm soát giới hạn trong phạm vi 0,5 km từ đường biên ngoài khu vực cơ sở.
+ Các cơ sở lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên liều yêu cầu thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực.
- Nhóm nguy cơ III:
Nhóm nguy cơ III là các cơ sở mà sự cố xảy ra bên trong cơ sở có khả năng làm gia tăng liều hoặc nhiễm xạ cần phải tiến hành các hành động bảo vệ khẩn cấp bên trong cơ sở.
Cơ sở điển hình thuộc Nhóm nguy cơ III:
+ Cơ sở có khả năng gây suất liều chiếu ngoài trực tiếp lớn hơn hoặc bằng 100 mGy/h tại khoảng cách 1m nếu che chắn bị mất.
+ Cơ sở có khả năng mất kiểm soát giới hạn từ 0,5 km trở lên tính từ biên ngoài khu vực cơ sở.
+ Lò phản ứng với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 2 MW (th).
+ Cơ sở có lượng lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên liều yêu cầu thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp trong khu vực của cơ sở.
- Nhóm nguy cơ IV:
Nhóm nguy cơ IV là các hoạt động và hành động có thể gây ra sự cố bức xạ, hạt nhân mà cần thực hiện hành động bảo vệ tại một khu vực bất kỳ.
Nhóm nguy cơ IV có thể bao gồm:
+ Các hoạt động tiến hành công việc bức xạ được cấp phép;
+ Các hoạt động trái phép như việc buôn bán, tàng trữ bất hợp pháp nguồn phóng xạ, hành động phá hoại, khủng bố;
+ Các nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát;
+ Phát hiện mức tăng bức xạ từ một nguồn chưa biết hoặc hàng hóa bị nhiễm xạ;
+ Xác định triệu chứng lâm sàng do chiếu xạ;
+ Sự cố xuyên quốc gia không nằm trong nhóm nguy cơ V phát sinh từ một sự cố bức xạ hoặc hạt nhân tại quốc gia khác.
- Nhóm nguy cơ V:
Nhóm nguy cơ V là các khu vực nằm trong vùng và khu vực chuẩn bị ứng phó sự cố (PAZ, UPZ, EPD, ICPD) của một quốc gia đối với một cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I hoặc II của một quốc gia khác.
Thông tư 12/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 18/8/2023 và thay thế Thông tư 25/2014/TT-BKHCN.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |