Việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản được pháp luật quy định như thế nào? - Hải Triều (Phú Yên)
- Quy định phòng bệnh đối với các cơ sở sản xuất giống, cơ sở thu gom, ương, dưỡng, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản
- Thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài từ ngày 19/5/2024
- Căn cứ giao khu vực biển theo Nghị định 11/2021/NĐ-CP
- Các trường hợp phải khảo nghiệm và kiểm định giống thủy sản
- 03 điều cần biết về đất nuôi trồng thủy sản
- Mức thu phí trong quản lý nuôi trồng thủy sản từ 01/02/2022
Quy định về giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản (Hình từ Internet)
1. Quy định về giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo Điều 44 Luật Thủy sản 2017 như sau:
- Việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản phải căn cứ quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tỉnh và quy định của pháp luật về biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Thẩm quyền giao khu vực biển không thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam có hồ sơ đăng ký khi cá nhân đó phải chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Hoặc thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận. Phạm vi giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 03 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Phạm vi giao khu vực biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Phạm vi giao khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thẩm quyền giao khu vực biển có thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Thủy sản 2017;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật Thủy sản 2017;
- Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không quá 30 năm, được tính từ ngày quyết định giao khu vực biển có hiệu lực. Khi hết thời hạn giao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản được Nhà nước xem xét gia hạn, có thể gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản không quá thời hạn nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:
+ Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
+ Thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dự án nuôi trồng thủy sản dẫn đến thay đổi nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
- Chính phủ quy định việc giao, gia hạn, hạn mức, khung giá tiền sử dụng khu vực biển; sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
2. Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản
Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản theo Điều 45 Luật Thủy sản 2017 như sau:
- Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sử dụng khu vực biển trái với nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; vi phạm quy định về bảo vệ công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
+ Không sử dụng một phần hoặc toàn bộ khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản quá 24 tháng liên tục, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
+ Vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh;
+ Vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thủy sản 2017;
+ Không chấp hành nghĩa vụ tài chính quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Luật Thủy sản 2017 và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
+ Quyết định giao khu vực biển trái với quy hoạch không gian biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản 2017 mà không được khắc phục kịp thời.
- Nhà nước quyết định trưng dụng khu vực biển trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng khẩn cấp; sự cố môi trường; phòng, chống thiên tai. Việc trưng dụng khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
- Cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao.
- Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản.
Quốc Đạt
- Key word:
- Nuôi trồng thủy sản