Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản

Tôi muốn hỏi trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, Tổ Thẩm phán phải đảm bảo các nguyên tắc gì? - Phương Trang (Quảng Ngãi)

Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản

Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản (Hình từ Internet)

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản

Theo Điều 4 Thông tư 01/2015/TT-CA, Nhiệm vụ, quyền hạn của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản được quy định như sau:

- Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán theo quy định tại Điều 9 Luật Phá sản 2014, các quy định khác của pháp luật phá sản và quy định tại Thông tư 01/2015/TT-CA.

Tổ Thẩm phán bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ khi có quyết định thành lập của Chánh án theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2015/TT-CA và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong vụ việc phá sản hoặc sau khi có quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2015/TT-CA.

- Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 44 Luật Phá sản 2014, các quy định khác của pháp luật phá sản và quy định tại Thông tư 01/2015/TT-CA.

Tổ Thẩm phán bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ khi có quyết định thành lập của Chánh án theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2015/TT-CA và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 44 Luật Phá sản 2014.

- Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 112 Luật Phá sản 2014, các quy định khác của pháp luật phá sản và quy định tại Thông tư 01/2015/TT-CA.

Tổ Thẩm phán bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ khi có quyết định thành lập của Chánh án theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2015/TT-CA và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại Điều 112 Luật Phá sản 2014.

2. Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản

Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, Tổ Thẩm phán phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động  được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-CA, cụ thể như sau:

- Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2015/TT-CA và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2015/TT-CA và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2015/TT-CA và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán điều hành, phụ trách chung hoạt động của Tổ Thẩm phán. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán báo cáo Tổ thẩm phán và chịu trách nhiệm trước Tổ thẩm phán, trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thẩm phán Tổ trưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

- Thành viên Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ thẩm phán. Thành viên Tổ thẩm phán báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổ Thẩm phán, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, thành viên Tổ Thẩm phán ký thay Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

- Các thành viên Tổ Thẩm phán có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán theo quy định của pháp luật phá sản.

Thanh Rin

644 lượt xem
  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;