Kiểm toán độc lập là gì? Kiểm toán độc lập được quy định như thế nào? – Đức Bình (Đồng Nai)
- Thẩm quyền lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại từ 15/01/2025
- Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập
- Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
- Kiểm toán bắt buộc là gì? Các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán
- Kiểm toán độc lập trong công tác thanh tra và giám sát ngân hàng
Kiểm toán độc lập là gì? Một số quy định về kiểm toán độc lập (Hình từ internet)
1. Kiểm toán độc lập là gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
2. Mục đích của kiểm toán độc lập
Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần:
- Công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác;
- Làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng;
- Phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(Điều 4 Luật Kiểm toán độc lập 2011)
3. Hồ sơ kiểm toán độc lập
Hồ sơ kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 49 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến từng cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chuẩn mực kiểm toán.
- Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải lập hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
4. Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập
Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập gồm có:
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc không đúng với nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Cá nhân ký báo cáo kiểm toán khi không đủ điều kiện là kiểm toán viên hành nghề;
- Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán, đăng ký hành nghề kiểm toán;
- Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của Bộ Tài chính;
- Vi phạm quy định đối với kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích công chúng;
- Vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011;
- Vi phạm quy định về trường hợp không được thực hiện dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 19 và Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011;
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi không có đủ số lượng kiểm toán viên hành nghề theo quy định của Luật này; vi phạm quy định về vốn pháp định, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
- Do thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán, hồ sơ kiểm toán;
- Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
- Vi phạm quy định về lập, thu thập, phân loại, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán và hồ sơ tài liệu về các dịch vụ khác có liên quan;
- Kê khai không đúng thực tế để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Gian lận để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
- Báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
- Đơn vị được kiểm toán vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39 Luật Kiểm toán độc lập 2011.
- Hành vi khác vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
Diễm My
- Key word:
- kiểm toán độc lập