Cho tôi hỏi hiện nay, các dịch vụ du lịch cộng đồng cần đáp ứng những yêu cầu về chất lượng như thế nào? – Thanh Dân (Bình Thuận)
- Hồ sơ đăng ký xét tuyển công chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022
- Các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia
Du lịch cộng đồng là gì? Yêu cầu về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng (Hình từ Internet)
1. Du lịch cộng đồng là gì?
Theo khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Và tại khoản 1 Điều 19 Luật Du lịch 2017, cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích phát triển các dịch vụ và sản phẩm du lịch cộng đồng như sau:
- Cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống;
- Hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng đồng;
- Sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống;
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
2. Yêu cầu về chất lượng dịch vụ đối với các dịch vụ du lịch cộng đồng
Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13259:2020 về Du lịch cộng đồng - Yêu cầu về chất lượng dịch vụ, những yêu cầu cơ bản về chất lượng dịch vụ đối với một số dịch vụ và sản phẩm du lịch cộng đồng được quy định như sau:
2.1 Dịch vụ hướng dẫn du lịch cộng đồng
* Yêu cầu năng lực và kinh nghiệm của người hướng dẫn du lịch cộng đồng
- Có kiến thức tốt về môi trường, địa lý, văn hóa, xã hội, lịch sử của địa phương.
- Có sức khỏe tốt và thể chất phù hợp với hoạt động hướng dẫn.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, chuyên nghiệp, thân thiện, tôn trọng và có trách nhiệm.
- Tuân thủ quy định và sự phân công của Ban quản lý du lịch cộng đồng (nếu có).
* Yêu cầu nội dung thông tin cung cấp cho khách du lịch
- Thông tin đầy đủ, chính xác về các đối tượng tham quan trên tuyến/hành trình của khách du lịch tại điểm du lịch cộng đồng và những điều cần lưu ý trong giao tiếp với cộng đồng địa phương để tránh các xung đột về văn hóa (nếu có).
- Thông tin hướng dẫn khách du lịch tuân thủ các quy định của pháp luật, nội quy của điểm du lịch cộng đồng về bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường.
- Thông tin chính xác, chân thực về truyền thống và nét đặc sắc văn hóa của địa phương, của cộng đồng dân cư tại điểm du lịch cộng đồng.
- Thông tin về điểm du lịch cộng đồng và các điểm tham quan cần được thống nhất, thể hiện thành các bản thuyết minh cung cấp cho người hướng dẫn du lịch cộng đồng và phổ biến cho cộng đồng.
2.2 Dịch vụ tham quan
* Yêu cầu đối với chương trình tham quan du lịch cộng đồng
- Đảm bảo các mục tiêu, hướng dẫn, quy định và quy tắc ứng xử của du lịch cộng đồng theo quy định trong Phụ lục A TCVN 13259:2020.
- Đảm bảo khách du lịch luôn tuân thủ các quy định của hoạt động du lịch cộng đồng.
- Có thông tin về hành trình, dịch vụ, giá cả, rõ ràng.
- Có dữ liệu về khách du lịch, bao gồm cả thời gian khởi hành và kết thúc.
- Có tính đến các rủi ro có thể xảy ra và có các biện pháp phòng ngừa cụ thể.
- Có nội dung/hoạt động nhằm thúc đẩy việc bảo vệ/bảo tồn văn hóa địa phương và môi trường tự nhiên.
- Có đầy đủ nội dung thuyết minh đúng về các điểm tham quan trong chương trình.
- Có các hoạt động trải nghiệm để khách du lịch được tham gia vào các hoạt động lao động/sinh hoạt thường ngày/hoạt động công ích của cộng đồng.
- Có nội dung/hoạt động mang tính giáo dục về thiên nhiên, văn hóa bản địa (*).
- Có yêu cầu/khuyến khích khách du lịch đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện thô sơ, truyền thống gắn với đặc trưng tại địa phương để tiếp cận các điểm tham quan (*).
- Có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp cho các thị trường khách chuyên biệt (*).
* Tổ chức chương trình tham quan du lịch
- Thông báo cho khách du lịch các quy định của Ban quản lý du lịch cộng đồng.
- Đảm bảo khách du lịch được mua bảo hiểm du lịch theo đúng quy định.
- Đảm bảo khách du lịch được tham gia vào những hoạt động tại địa phương.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin thuyết minh về các điểm tham quan trong chương trình đã bán cho khách du lịch.
- Thực hiện chương trình đúng nội dung đã truyền thông/quảng cáo và cam kết với khách du lịch.
- Nhân viên điều hành và người hướng dẫn du lịch cộng đồng phải đảm bảo các điều kiện hành nghề và phải được tập huấn/bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ liên quan đến công việc điều hành, hướng dẫn khách du lịch.
- Phải đảm bảo quy mô nhóm khách du lịch phù hợp với sức chứa của điểm du lịch cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt động nhằm tạo không khí vui vẻ, thúc đẩy tương tác giữa cư dân địa phương và khách du lịch (*).
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng tổ chức lấy ý kiến của khách du lịch để có các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm, khu du lịch cộng đồng. Xem thêm Mẫu phiếu điều tra sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại điểm, khu du lịch cộng đồng tại Phụ lục B TCVN 13259:2020.
2.3 Dịch vụ ăn uống
* Yêu cầu chất lượng về cung cấp dịch vụ ăn uống
- Hoạt động theo Bộ quy tắc ứng xử dành cho cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống du lịch cộng đồng (xem Phụ lục A TCVN 13259:2020).
- Cung cấp, dịch vụ ăn uống theo yêu cầu của khách du lịch/đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng.
- Nhân viên chế biến được đào tạo hoặc tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật nấu ăn, pha chế.
- Thực đơn có niêm yết giá cả và được thể hiện bằng tiếng Việt và ít nhất bằng một ngoại ngữ, khuyến khích sử dụng tiếng Anh.
- Đảm bảo thực đơn của tất cả các bữa ăn đều có ít nhất một món ăn truyền thống địa phương và có món tráng miệng.
- Bữa ăn được cung cấp đúng thời gian thỏa thuận.
- Sử dụng thực phẩm an toàn và các nguyên vật liệu truyền thống của địa phương; không được phép sử dụng động vật hoang dã theo quy định hiện hành.
- Có các món ăn đáp ứng nhu cầu ăn kiêng, ăn chay của khách du lịch (*).
- Có hoạt động cho khách du lịch trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và tham gia trải nghiệm chuẩn bị bữa ăn, học các kỹ thuật nấu ăn truyền thống (*).
- Kiểm soát chất lượng dịch vụ ăn uống; có các hình thức để khách du lịch phản hồi ý kiến (*) (xem thêm Phụ lục B TCVN 13259:2020).
* Yêu cầu quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
- Thức ăn phục vụ khách du lịch phải được che đậy để tránh bụi và côn trùng.
- Khuyến khích sử dụng nguyên liệu tươi, sản vật địa phương trong chế biến thức ăn, đồ uống.
- Khu vực bảo quản, chế biến, ăn uống phải luôn được duy trì sạch sẽ và được cách ly khỏi khu vực nuôi động vật, khu vệ sinh; phải đảm bảo có đủ nước sạch và xà phòng/dung dịch vệ sinh để rửa tay cho nhân viên chế biến và cho khách du lịch.
- Dụng cụ chế biến, ăn uống phải được làm sạch trước và sau khi sử dụng.
- Nhân viên chế biến/phục vụ phải đảm bảo vệ sinh cá nhân thường xuyên trong quá trình làm việc.
- Sử dụng các sản phẩm từ vật liệu tự nhiên, phân hủy sinh học khi chứa đựng và đóng gói thực phẩm, thức ăn.
2.4 Dịch vụ lưu trú
- Tuân thủ theo Bộ quy tắc ứng xử dành cho cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú theo quy định trong Phụ lục A TCVN 13259:2020.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê đảm bảo yêu cầu theo TCVN 7800:2017.
- Cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú có kiến thức về môi trường văn hóa địa phương và kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững.
- Chủ nhà có hiểu biết về văn hóa truyền thống của địa phương.
2.5 Dịch vụ vui chơi, giải trí
* Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí
- Có đăng ký kinh doanh và đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành.
- Có niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.
- Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, dễ nhận diện (đồng phục, bảng tên,...).
- Có địa điểm, cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện phù hợp với từng loại dịch vụ vui chơi giải trí.
- Sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để làm dụng cụ cho hoạt động vui chơi, giải trí.
- Có nhà vệ sinh thuận tiện, sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.
- Đa dạng các phương thức thanh toán cho khách du lịch, khuyến khích chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt (*).
- Có nhân viên hướng dẫn từng loại dịch vụ vui chơi giải trí (*).
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho khách du lịch về nội quy, hoạt động đón tiếp, dịch vụ gửi đồ cá nhân (*).
- Khuyến khích thiết kế, bày trí không gian, vật dụng thể hiện đặc trưng văn hóa địa phương (*).
- Khai thác các trò chơi dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng, địa phương (*).
* Yêu cầu về an toàn và chất lượng dịch vụ
- Có bộ dụng cụ sơ cứu và số điện thoại khẩn cấp tại quầy lễ tân.
- Nhân viên tuân thủ các kiến thức về quy định an toàn tại điểm kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Có nhân viên cung cấp thông tin, hỗ trợ giải đáp các yêu cầu cho khách du lịch 24/24.
- Có bảng hiển thị hướng dẫn an toàn cụ thể đối với khách du lịch.
- Có bảng hướng dẫn xử lý tình huống nguy cấp.
- Có nhân viên phụ trách vấn đề an toàn khi cần thiết.
- Có nhân viên phụ trách an ninh tại điểm kinh doanh dịch vụ du lịch.
2.6 Hoạt động trình diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống tại cộng đồng
* Tổ chức hoạt động trình diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống tại cộng đồng
- Địa điểm trình diễn nằm trong khu vực của cộng đồng.
- Tiết mục trình diễn và thiết kế, trang trí sân khấu phù hợp với bản sắc văn hóa cộng đồng, địa phương.
- Sử dụng trang phục truyền thống dân tộc khi trình diễn.
- Kiểm soát thời gian tổ chức, tiếng ồn theo quy định hiện hành.
- Người trình diễn là thành viên cộng đồng, có kiến thức và kỹ năng trình thành thục, có khả năng thể hiện tiết mục bằng tiếng dân tộc của mình (*).
- Đội ngũ tổ chức, biểu diễn có thái độ thân thiện, có kỹ năng giao tiếp đa văn hóa (*).
- Người tổ chức phải có kiến thức chuyên sâu về bản sắc văn hóa cộng đồng, địa phương và chương trình nghệ thuật (*).
- Người dẫn chương trình phải làm nổi bật được giá trị, ý nghĩa của hoạt động trình diễn (*).
* Nội dung chương trình trình diễn văn hóa, nghệ thuật tại cộng đồng
- Phải làm nổi bật các giá trị đặc trưng, bản sắc văn hóa của cộng đồng, địa phương.
- Đảm bảo tính xác thực trong trình diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống của cộng đồng.
- Kịch bản được xây dựng hợp lý, trọn vẹn.
- Có sự độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch, tạo được ấn tượng tốt đẹp về con người và văn hóa cộng đồng.
- Ưu tiên việc trình diễn di sản văn hóa phi vật thể phản ánh bản sắc văn hóa của cộng đồng do chính cộng đồng sáng tạo gìn giữ.
2.7 Dịch vụ mua sắm sản phẩm địa phương
* Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm sản phẩm địa phương
- Có đăng ký kinh doanh và đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành (không áp dụng đối với các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp bán sản phẩm do mình làm ra).
- Bán các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm truyền thống tại địa phương.
- Có niêm yết giá trên mỗi sản phẩm và bán đúng giá niêm yết.
- Thời gian hoạt động phải phù hợp với thời gian sinh hoạt của cộng đồng và có tính đến thời gian hoạt động của khách du lịch.
- Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, dễ nhận diện (đồng phục, bảng tên,...) và có thể tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm.
- Thiết kế, bày trí không gian, sản phẩm sạch đẹp, ấn tượng, thể hiện nét đặc trưng văn hóa cộng đồng (*).
- Có nhân viên biết ít nhất một ngoại ngữ là tiếng Anh để giao tiếp với khách hàng (*).
- Đa dạng các phương thức thanh toán cho khách du lịch, khuyến khích chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt (*).
* Yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm địa phương
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm địa phương theo quy định hiện hành và ít nhất những nội dung sau:
- Thông tin rõ ràng về nguồn gốc, thành phần và chất lượng hàng hóa.
- Có hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản sản phẩm cụ thể.
- Mẫu mã các loại hàng hóa xuất xứ từ địa phương phải được thiết kế mạng đậm nét văn hóa bản địa. Khuyến khích các sản phẩm thủ công (*).
- Khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu và nhân lực của địa phương để sản xuất hàng hóa (*).
- Sản phẩm được bao gói, trưng bày và bảo quản sạch đẹp, phù hợp (*).
- Hình thành thông điệp gây ấn tượng về việc thiết kế/chế biến/sáng tạo/thực hiện ra đặc sản bày bán (*).
* Chú thích: (*) Tiêu chí khuyến khích áp dụng
Văn Trọng
- Key word:
- du lịch cộng đồng