Quyết định 493/QĐ-TTg quyết định về chiến lược xuất khẩu, nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030.
Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu vào năm 2030
Theo Điều 1 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 thì mục tiêu cụ thể của chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
- Xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý:
+ Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm.
+ Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5 - 6%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7 - 8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm.
+ Cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 - 2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026 - 2030; hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác thương mại chủ chốt.
-Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường cân đối, hài hoà:
+ Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.
+ Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16-17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 18 - 19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 33 - 34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49 - 50% vào năm 2025 và 46 - 47% vào năm 2030.
+ Tăng tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Âu lên 8 - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 10 - 11% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 8 - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 10 - 11% vào năm 2030; giảm tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Á xuống khoảng 78% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 75% vào năm 2030.
Theo đó, chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được chia thành 02 mục tiêu dưới đây:
- Mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được định hướng trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2030 là tỷ lệ 5% đến 6% đối với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân và 6% đến 7% đối với tối độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân. Bên cạnh đó là cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021-2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026-2030
- Mục tiêu về mặt hàng và thị trường: tăng tỷ trọng nhập khẩu từ khu vực châu Âu, châu Mỹ; giảm tỷ trọng nhập khẩu từ khu vực châu Á. Bên cạnh đó là tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo trong đó mặt hàng công nghệ trung bình và cáo đạt khoảng 65% năm 2025 và 70% năm 2030.
Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030
Những thị trường mà Việt Nam sẽ tăng cường xuất khẩu trong giai đoạn năm 2022 đến năm 2030
Căn cứ Mục III Điều 1 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 thì định hướng về thị trường xuất nhập đến năm 2030 như sau:
“III. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
…
3. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu
- Đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
- Khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN...
- Đẩy mạnh khai thác các thị trường còn tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh…hướng đến xây dựng các khuôn khổ thương mại ổn định, lâu dài.
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu theo hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ thấp, công nghệ trung gian, tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn.”
Theo đó, Việt Nam sẽ đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc quá mức vào một thị trường. Các thị trường lớn mà Việt Nam hướng đến sẽ là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN,… Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác các thị trường tiềm năn như Hoa Kỳ, Nga, Ấn độ, khu vực Mỹ La tinh,…
Trung Tài
- Key word:
- chiến lược xuất nhập khẩu