Xin hỏi là theo pháp luật Việt Nam thì Hội người cao tuổi Việt Nam được quy định thế nào? - Thảo Như (TP.HCM)
- Hội Người cao tuổi Việt Nam là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Người cao tuổi Việt Nam
- Bao nhiều tuổi thì được xem là người cao tuổi? Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
07 điều cần biết về Hội người cao tuổi Việt Nam (Hình từ Internet)
1. Hội người cao tuổi Việt Nam là gì?
Tại Điều 25 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định về hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
- Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam.
- Hội người cao tuổi Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Tên gọi, biểu tượng của Hội người cao tuổi Việt Nam
Tại Điều 1 Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam quy định về tên gọi, biểu tượng như sau:
- Tên tiếng Việt: Hội Người cao tuổi Việt Nam.
- Tên tiếng Anh: Vietnam Association of the Elderly (viết tắt là VAE).
- Hội Người cao tuổi Việt Nam có biểu tượng (logo) riêng được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tôn chỉ, mục đích của Hội người cao tuổi Việt Nam
Căn cứ Điều 2 Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Hội Người cao tuổi Việt Nam (Hội) tập hợp, đoàn kết rộng rãi người cao tuổi Việt Nam vào tổ chức Hội, nhằm tạo điều kiện cho người cao tuổi sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
4. Tính chất Hội và phạm vi hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam
Tại Điều 3 Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về tính chất Hội và phạm vi hoạt động như sau:
- Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, hoạt động trong phạm vi cả nước, trong lĩnh vực người cao tuổi theo quy định của pháp luật.
- Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; sự quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động chính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Địa vị pháp lý của Hội người cao tuổi Việt Nam
Căn cứ Điều 4 Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về địa vị pháp lý của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
- Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, biểu tượng và cơ quan ngôn luận theo quy định của pháp luật.
- Trụ sở của Hội đặt tại Hà Nội. Hội có thể đặt Văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
6. Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam
Tại Điều 26 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định về kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
- Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
+ Hội phí của hội viên;
+ Các nguồn thu hợp pháp khác.
- Hội người cao tuổi Việt Nam quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
7. Nhiệm vụ của Hội người cao tuổi Việt Nam
Tại Điều 27 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định về nhiệm vụ của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:
- Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
- Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của người cao tuổi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi và của Tổ quốc.
Ngọc Nhi
- Key word:
- Hội người cao tuổi Việt Nam